Tin tức - Sự kiện

Sáng 11/1: Gần 6.400 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị; Nguy cơ thiếu máu dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế cho biết đến nay, đã có gần 1,6 triệu ca COVID-19 tại Việt Nam khỏi bệnh; trong số F0 đang điều trị có gần 6.400 bệnh nhân nặng; COVID-19 khiến nhiều lịch hiến máu phải huỷ bỏ, tạm dừng, nguy cơ thiếu máu dịp Tết Nguyên đán; F0 trong cộng đồng nhiều tỉnh ở miền Tây chưa giảm...

Ngày 10/1: Thêm 14.818 ca mắc COVID-19 mới, hơn 89.000 bệnh nhân khỏi bệnh / Thị trường tiền mã hóa tiềm ẩn rủi ro cao

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.914.393 ca mắc COVID-19, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 19.402 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.908.353 ca, trong đó có 1.587.273 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (508.247), Bình Dương (291.501), Đồng Nai (98.791), Tây Ninh (82.684), Hà Nội (70.606).
Điều trị cho bệnh nhân tại Trung tâm hồi sức COVID-19 Vĩnh Long Ảnh; Trọng Dũng.

Điều trị cho bệnh nhân tại Trung tâm hồi sức COVID-19 Vĩnh Long Ảnh; Trọng Dũng.

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.590.090 ca
- Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.358 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.620 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 858 ca; Thở máy không xâm lấn: 141 ca; Thở máy xâm lấn: 716 ca; ECMO: 23 ca
- Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 216 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 34.531 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.056.830 mẫu tương đương 75.756.397 lượt người, tăng 55.580 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 161.277.807 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.291.624 liều, tiêm mũi 2 là 71.161.335 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 11.824.848 liều.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 11/1 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 310.218.279 ca, trong đó có 5.510.683 người tử vong.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong tiếp tục gây lo ngại và bất thường, những vùng dịch "nóng nhất" nằm ở châu Âu khi dịch bệnh tái bùng phát, số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước thuộc châu lục này. Đây chính là tâm dịch hiện nay của thế giới.
Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.801.014 trường hợp mắc COVID-19 và 3.921 ca tử vong Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 700.000 ca), Anh và Pháp cũng lần đầu tiên kể từ đầu dịch tới nay chứng kiến trên 200.000 ca/ngày, trong khi Mỹ cũng có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 2.000 ca.
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch với 61.263.030 ca mắc và 859.356 ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ với 35.708.442 ca mắc và 483.936 ca tử vong. Số liệu công bố ngày 10/1 cho thấy trong 24 giờ qua, Ấn Độ có thêm gần 180.000 ca mới, tăng gần gấp 6 lần so với một tuần trước đó.

COVID-19 khiến nhiều lịch hiến máu phải hủy bỏ, tạm dừng: Nguy cơ thiếu máu dịp Tết Nguyên đán
Viện Huyết học - Truyền máu TW cần tối thiểu 50.000 đơn vị máu trong 2 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, với các lịch hiến máu đã có, Viện vẫn còn thiếu 15.000 đơn vị máu và 2.000 đơn vị tiểu cầu, chưa kể tình trạng mất cân đối giữa các nhóm máu cũng có thể xảy ra (thiếu máu nhóm O, nhóm A). Thêm một đơn vị máu, thêm một đơn vị tiểu cầu an toàn trong lúc Tết cận kề là thêm phao cứu sinh quý giá cho người bệnh...
Theo TS Bạch Quốc Khánh: Viện Huyết học - Truyền máu TW cần tối thiểu 50.000 đơn vị máu trong 2 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, với các lịch hiến máu đã có, Viện vẫn còn thiếu 15.000 đơn vị máu và 2.000 đơn vị tiểu cầu, chưa kể tình trạng mất cân đối giữa các nhóm máu cũng có thể xảy ra.

Theo TS Bạch Quốc Khánh: Viện Huyết học - Truyền máu TW cần tối thiểu 50.000 đơn vị máu trong 2 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, với các lịch hiến máu đã có, Viện vẫn còn thiếu 15.000 đơn vị máu và 2.000 đơn vị tiểu cầu, chưa kể tình trạng mất cân đối giữa các nhóm máu cũng có thể xảy ra.

Thông tin được TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chia sẻ tại họp báo Chủ nhật Đỏ "Hiến máu cứu người, sinh mệnh của bạn và tôi" do Viện Huyết học – Truyền máu TW và Báo Tiền phong phối hợp tổ chức diễn ra vào chiều 10/1.
Cụ thể, TS Khánh cho hay, chỉ còn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần, Một trong những khó khăn mà đại dịch COVID-19 gây ra chính là việc không ít hoạt động hiến máu đã phải tạm dừng, hủy bỏ vì sự xuất hiện của các F0 ở nhiều địa phương. Thực trạng này dẫn đến việc thiếu hụt hàng chục ngàn đơn vị máu so với kế hoạch.
Vì thế chúng tôi mong muốn các đơn vị, cộng đồng tiếp tục tham gia Chủ nhật Đỏ để có đủ máu cho dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. "Chúng tôi sẽ tuân thủ nghiêm túc các biện pháp 5K trong phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cho người tham gia hiến máu và nhân viên y tế", Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TW nhấn mạnh.
Ngày 16/1 tới đây, tại Học viện Cảnh sát nhân dân, chương trình hiến máu Chủ nhật Đỏ lần thứ XIV sẽ chính thức khai mạc.
Chủ nhật Đỏ năm nay nhận được sự quan tâm của các bộ, ban, ngành, đặc biệt sự vào cuộc của hơn 40 tỉnh/thành phố, dự kiến tiếp nhận 45.000 - 50.000 đơn vị máu. Dù chưa chính thức khai mạc, nhưng từ tháng 11 đến nay, các điểm hiến máu của Chủ nhật Đỏ tại 15 địa phương đã tiếp nhận gần 6.000 đơn vị máu.
Chủ Nhật Đỏ là một sự chủ động để đảm bảo đủ máu cho bệnh nhân. Chương trình được tổ chức chủ động trước dịp tết để đề phòng tình trạng thiếu máu. Việc này rất cần thiết bởi trong tình hình dịch bệnh như này, các chương trình hiến máu của các bệnh viện, các địa phương có thể hoãn bất cứ khi nào bùng dịch.
Từ một điểm hiến máu tại Hà Nội vào năm 2009 với chỉ 96 đơn vị máu được tiếp nhận, ngày hội Chủ nhật Đỏ đã thực sự lớn mạnh, thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt huyết của tinh thần nhân ái, sự sẻ chia. Những năm gần đây, chương trình đều thu hút trên 40 tỉnh/thành phố tham gia tổ chức và tiếp nhận được 45.000 - 50.000 đơn vị máu mỗi năm.
Bình Phước đưa vào hoạt động bệnh viện dã chiến quy mô gần 1.000 giường
Bình Phước vừa đưa bệnh viện dã chiến quy mô gần 1.000 giường vào vận hành nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 tăng cao trên địa bàn.
Bệnh viện có quy mô 964 giường, gồm 180 giường điều trị bệnh nhân mức độ nặng, nguy kịch; 672 giường mức độ vừa và nặng (tầng 2) và 112 giường chờ ra viện.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh đề nghị Bệnh viện dã chiến K72 sớm ban hành quy trình tiếp nhận bệnh nhân. Song song đó, Sở Y tế phải mở lớp tập huấn về việc phân loại, sàng lọc điều trị F0 cho các địa phương trong tỉnh nhằm phân tầng điều trị một cách hiệu quả nhất.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước, tính đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 36.368 ca COVID-19. Trong đó, 9.063 bệnh nhân đang điều trị (bao gồm PCR và test nhanh), 19.757 ca xuất viện và 87 ca tử vong
Cà Mau vẫn tiếp tục ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhiều nhất miền Tây
Trong nhiều tỉnh, thành ở miền Tây, Cà Mau vẫn tỉnh có số ca mắc COVID-19 mới cao nhất trong ngày 10/1.
Theo đó, Cà Mau ghi nhận 540 ca COVID-19, có 91 ca cộng đồng, 488 ở khu cách ly; điều trị khỏi 1.457 ca; có thêm một trường hợp tử vong, nâng tổng số bệnh nhân tử vong là 228 ca.
Tỉnh đang điều trị tại nhà cho 7.197 F0. Trên địa bàn tỉnh có 110 trạm y tế lưu động, với 817 người.
Bạc Liêu có 206 ca mắc COVID-19 mới (dưới 18 tuổi có 29 ca, có 151 F0 cộng đồng), nâng tổng số ca mắc đến nay là 32.841 ca. Trong ngày cũng bình phục 434 ca, có một ca tử vong. Tỉnh đang điều trị 3.573 ca, có 1.770 ca tại nhà.
TP Cần Thơ phát hiện thêm 132 ca mắc COVID-19, có 183 người điều trị khỏi, có 11 ca tử vong. Cần Thơ đang điều trị 12.570 ca, trong đó có 11.235 ca tại nhà.
Vĩnh Long ghi nhận thêm 206 ca COVID-19, trong đó có 163 ca cộng đồng, điều trị khỏi 277 ca, 14 ca tử vong.
Đồng Tháp thêm 96 ca mắc COVID-19 (trong đó 37 ca trong cộng đồng), có 131 ca điều trị khỏi, tử vong 16 ca. Tỉnh đang điều trị 8.206 ca.
Hậu Giang ghi nhận 495 ca mắc COVID-19 (trong đó có 485 F0 cộng đồng), có 210 ca điều trị khỏi, có 6 ca tử vong. Tỉnh đang cách ly điều trị 2.842 ca (trong đó tại nhà là 1.148 ca).
Hậu Giang hiện đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt tỷ lệ 99,60% trên tổng dân số từ 12 tuổi trở lên (606.586 người).
Bến Tre phát hiện 365 ca COVID-19 đều là trong cộng đồng, nâng tổng số ca bệnh trên toàn tỉnh lên hơn 29.420 ca. Hiện tỉnh đã ghi nhận 264 trường hợp tử vong và 27.732 ca F0 kết thúc điều trị.
Các địa phương đẩy mạnh tiêm vaccin phòng COVID-19 cho người dân.

Các địa phương đẩy mạnh tiêm vaccin phòng COVID-19 cho người dân.

Tiền Giang thêm 666 ca mắc COVID-19 (có 5 ca cộng đồng), điều trị khỏi 113 ca, tử vong 12 ca. Số người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm vaccine đủ mũi 2 đạt hơn 97%; từ 12 đến 17 tuổi tiêm mũi 2 đạt hơn 85%.
Trà Vinh ghi nhận 251 ca COVID-19 (trong đó có 233 ca cộng đồng), có 1.542 ca khỏi bệnh, có 7 trường hợp tử vong. Đến nay, Trà Vinh có 32.502 F0, có 23.256 ca đã khỏi bệnh, 180 ca tử vong.
Sóc Trăng ghi nhận 89 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc là hơn 31.500 ca; có 126 ca tử vong.
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm