Tin tức - Sự kiện

Thị trường tiền mã hóa tiềm ẩn rủi ro cao

DNVN - Chuyên gia Lưu Ánh Nguyệt, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính nhận định: Thị trường tiền mã hóa (TMH) vẫn là một thị trường rủi ro cao và ngày càng có ảnh hưởng tới các thị trường tài sản tài chính truyền thống.

El Savador chấp nhận đồng Bitcoin làm phương tiện thanh toán hợp pháp / JPMorgan: Bitcoin sắp đón chờ điều tồi tệ nhất

Dù tăng trưởng vượt bậc trong năm 2021 nhưng nhiều quốc gia vẫn cảnh báo về sự vô giá trị của TMH trong năm 2022. Theo chuyên gia Lưu Ánh Nguyệt, năm 2021 ghi nhận sự thành công của Bitcoin nói riêng, các loại tiền và TMH nói chung khi các loại tài sản này trở nên phổ biến hơn trên toàn cầu, sự tăng trưởng vượt bậc về giá, với vốn hóa thị trường có thời điểm vượt ngưỡng 3.000 tỷ USD.

TMH đã được chấp nhận rộng rãi hơn trong năm 2021, thể hiện ở sự ủng hộ từ những người nổi tiếng trên thế giới, thu hút sự chú ý từ phố Wall và các nhà lập pháp trên toàn cầu.

TMH đã được chấp nhận rộng rãi hơn trong năm 2021 (Ảnh: Minh họa)

Một số những nhân vật nổi tiếng trong giới đầu tư như Elon Musk, người sáng lập và điều hành các thương hiệu Zip2 corporation, PayPal, xe điện Tesla, SpaceX, Solarcity…, và Cathie Wood, nhà quản lý quỹ nổi tiếng, đã góp phần khiến TMH trở nên phổ biến hơn trong năm 2021.

Đáng chú ý, bà Cathie Wood đã đưa ra các ước tính về giá trị Bitcoin có thể tiến tới mốc 500.000USD và khuyên doanh nghiệp bổ sung Bitcoin vào bảng cân đối kế toán. Điều này đã hỗ trợ giúp giá của Bitcoin và giá trị vốn hóa thị trường tài sản này tăng so với năm 2020.

Theo dữ liệu của IMF (Quỹ Tiền hệ Quốc tế), tổng giá trị thị trường của tất cả TMH đã vượt qua 2 nghìn tỷ USD vào tháng 9 năm 2021, tăng gấp 10 lần so với mức được thấy vào đầu năm 2020. Vào cuối tháng 12/2021, giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin đã tiệm cận mốc 1.000 tỷ USD. Hầu hết các đồng TMH khác biến động cùng với sự biến động của Bitcoin. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường TMH vào ngày 26/12 đã đạt mức 2.504 tỷ USD.

Đánh giá về triển vọng và thách thức đối với TMH năm 2022, chuyên gia Lưu Ánh Nguyệtcho rằng, nhiều chuyên gia trong giới TMH đã dự báo giá trị của Bitcoin có thể đạt tới100.000 USD.

 

Tuy nhiên, bà Nguyệt cho biết, nhiều quốc gia vẫn đưa ra các cảnh báo về sự vô giá trị của Bitcoin và các loại tiền điện tử. Giữa tháng 12/2021, đại diện Ngân hàng Trung ương Anh đã dự đoán Bitcoin và các loại tiền điện tử "sẽ vô giá trị" và người đầu tư nên chuẩn bị tinh thần sẽ mất tất cả.

Cơ quan Quản lý Tài chính của Vương quốc Anh (FCA) đã cảnh báo về mối liên hệ giữa phương tiện truyền thông xã hội và các khoản đầu tư TMH. Các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm tới sự liên kết giữa rủi ro của thị trường này đối với thị trường tài chính truyền thống, khi ngày càng có nhiều người trẻ sử dụng các khoản vay và thẻ tín dụng để đầu tư vào TMH.

Dữ liệu được FCA công bố vào tháng 6/2021 cho thấy khoảng 2,3 triệu người ở Anh nắm giữ tiền kỹ thuật số và 14% trong số họ sử dụng tín dụng để mua chúng. Thị trường TMH vẫn là một thị trường rủi ro cao và ngày càng có ảnh hưởng tới các thị trường tài sản tài chính truyền thống.

Theo dữ liệu từ BTC.com (mỏ đào công cộng), tính từ 9/1/2009 đến 13/12/2021, có 18,89 triệu trong tổng số 21 triệu Bitcoin đã được khai thác, ương đương 90% nguồn cung. Với tỷ lệ hashrate (tỷ lệ hàm băm - là một đơn vị đo lường khả năng giải các thuật toán của các thiết bị khai thác tiền điện tử ) ngày một tăng, phải đến năm 2140, cộng đồng mới khai thác hết 10% còn lại. Các con số trên thể hiện sự khan hiếm của Bitcoin, sẽ khiến giới đầu tư có thể sẽ đổ xô đi đầu tư, tâm lý sợ bị bỏ lỡ (FOMO) có thể bị nâng lên cấp độ hoàn toàn mới. Từ đó, cú sốc về nguồn cung sẽ tăng mạnh và tạo ra nhiều ảnh hưởng đến thị trường TMH và tiền tệ truyền thống.

BTC.com cho thấy, mục tiêu máy tính lượng tử và siêu máy tính mà các quốc gia đang theo đuổi cũng có thể đe doạ đến tính an toàn và bảo mật của mạng lưới Bitcoin trong tương lai.

 

Chuyên gia Lưu Ánh Nguyệt nhấn mạnh: "Dù thừa nhận hay không thừa nhận tính pháp lý của TMH, cấm hoặc cho phép các giao dịch liên quan tới TMH thì các giao dịch liên quan tới TMH vẫn được thực hiện và ngày càng phát triển không ngừng, trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến hơn".

"Bởi vậy, sự tồn tại tất yếu của TMH và các giao dịch liên quan đòi hỏi pháp luật cần có các quy định pháp lý rõ ràng đối với TMH. Các quy định pháp lý rõ ràng đối với TMH là cơ sở quan trọng cho việc ban hành các chính sách tài chính - tiền tệ đối với TMH, Bà Nguyệt nói thêm.

Kinh nghiệm của các quốc gia châu Âu, Nhật Bản, Singapore, v.v... cho thấy việc nhanh chóng và kịp thời ban hành các văn bản pháp luật, thể hiện rõ ràng lập trường quản lý của nhà nước đối với TMH và các hoạt động, giao dịch liên quan đã giúp các quốc gia này đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời thu hút được các doanh nghiệp công nghệ tiềm năng.

Theo IMF, các cơ quan quản lý quốc gia nên tăng cường hợp tác quốc tế để có các quy tắc chung trên toàn cầu, tăng cường giám sát xuyên biên giới và vì đây là một lĩnh vực mới nên thúc đẩy tiêu chuẩn hóa dữ liệu.

Tại Việt Nam, đại diện Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần phát đi thông điệp: Bitcoin và các loại tiền ảo ương tự khác không phải là tiền tệ và phương thức thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền điện tử ương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.

 

Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm