Sáng 13/3: Hơn 3.900 ca COVID-19 nặng đang điều trị; 5 tỉnh, thành nào có F0 nhiều nhất cả nước?
Chính phủ chỉ đạo 6 nhiệm vụ trọng tâm nhằm chống tham nhũng, suy thoái / 10 ngày tới Bắc Bộ tiếp tục mưa phùn, lạnh về đêm và sáng
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có5.903.147ca mắc COVID-19, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 59.759 ca nhiễm).
Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.068.033 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.934 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.123 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 396 ca; Thở máy không xâm lấn: 110 ca; Thở máy xâm lấn: 302 ca; ECMO: 3 ca
Bộ Y tế cho biết trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, có hơn 3.900 ca nặng phải thở oxy, thở máy và ECMO
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 81 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là41.290ca, chiếm tỷ lệ0,7%so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm:Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 35.358.075 mẫu tương đương 81.239.516 lượt người, tăng 218.513 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19Tổng số liềuvaccine phòng COVID-19đã được tiêm là 199.963.718 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 182.918.691 liều: Mũi 1 là 70.908.458 liều; Mũi 2 là 67.804.343 liều; Mũi 3 là 1.492.917 liều; Mũi bổ sung là 14.437.599 liều; Mũi nhắc lại là 28.275.374 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.045.027 liều: Mũi 1 là 8.748.263 liều; Mũi 2 là 8.296.764 liều.
Hà Nội vượt TP Hồ Chí Minh, trở thành địa phương có tổng ca COVID-19 đợt dịch thứ 4 đứng đầu cả nướcBộ Y tế cho biết tính từ 16h ngày 11/3 đến 16h ngày 12/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận168.719 ca mắc COVID-19 mới tại 63 tỉnh, thành phố(có 116.648 ca trong cộng đồng).
10 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh COVID-19 từ hơn 4.000- 30.000 như sau: Hà Nội (30.693), Nghệ An (11.666), Phú Thọ (7.216), Bắc Ninh (5.669), Sơn La (4.872), Hưng Yên (4.492), Lạng Sơn (4.479), Hải Dương (4.460), Tuyên Quang (4.287), Hòa Bình (4.279).
35 tỉnh, thành phố khác ghi nhận số ca mắc COVID-19 từ hơn 1.000 đến hơn 3.500 là: Lào Cai (3.539), Nam Định (3.432), Hải Phòng (3.200), Cà Mau (3.200), Gia Lai (3.107), Quảng Ninh (2.988), Quảng Bình (2.921), Quảng Trị (2.827), Vĩnh Phúc (2.823), TP Hồ Chí Minh (2.804), Bắc Giang (2.794), Thái Bình (2.747), Điện Biên (2.728), Thái Nguyên (2.716), Bình Dương (2.696), Bình Định (2.687), Bình Phước (2.683), Lai Châu (2.599), Ninh Bình (2.507), Cao Bằng (2.442), Hà Nam (2.327), Yên Bái (2.186), Bến Tre (1.981), Hà Giang (1.971), Lâm Đồng (1.735), Khánh Hòa (1.560), Phú Yên (1.555), Đà Nẵng (1.517), Bắc Kạn (1.493), Đắk Nông (1.427), Tây Ninh (1.401), Thanh Hóa (1.338), Vĩnh Long (1.335), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.211), Trà Vinh (1.177).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 159.273 ca/ngày.
Với việcbổ sung thêm 195.000 F0 vào chiều ngày 12/3, Hà Nội đã ghi nhận 779.115 ca COVID-19. Ngoài ra các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch thứ 4 ( tính từ ngày 27/4/2021) gồm: TP Hồ Chí Minh (566.515), Bình Dương (336.200), Bắc Ninh (217.725), Nghệ An (205.929). Như vậy,
TP Hồ Chí Minh: Tách riêng F0 trong hộ gia đình ra khỏi nơi lưu trú của người thuộc nhóm nguy cơ caoUBND TP Hồ Chí Minhvừa phát động đợt cao điểm Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao, thời gian của đợt cao điểm đến ngày 31/3/2022, đối tượng là những người trên 65 tuổi, có bệnh nền.
Một trong những hoạt động trọng tâm của đợt cao điểm này là tách riêng F0 trong hộ gia đình ra khỏi nơi lưu trú của người thuộc nhóm nguy cơ cao đảm bảo giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc COVID-19
Đồng thời, theo dõi, cách ly, điều trị cho người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19 cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được sống chung, tiếp tục chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ.
Lưu ý, nếu F0 trong gia đình là trẻ em, cần phải cách ly trẻ không để tiếp xúc với người thuộc nhóm nguy cơ cao trong gia đình.
Nếu gia đình không đủ điều kiện cách ly riêng, thì người nhà nên cho trẻ nhập viện các bệnh viện Nhi để điều trị. Các trường hợp trẻ dưới 12 tuổi có triệu chứng sốt, nên đưa trẻ đi xét nghiệm tầm soát tại các cơ sở y tế.
UBND TP Hồ Chí Minhcũng yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TP Thủ Đức và các quận, huyện thường xuyên rà soát danh sách những người thuộc nhóm nguy cơ cao chưa được tiêm vaccineđể tiếp tục vận động, thuyết phục; tổ chức tiêm bằng nhiều hình thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người thuộc nhóm nguy cơ cao được tiêm vaccine.
Cải thiện khả năng đáp ứng đối với các phường, xã, thị trấn còn ở mức thấp, trung bình. Đảm bảo người thuộc nhóm nguy cơ cao khi được phát hiện là F0 phải đượcsử dụng ngay thuốc Molnupiravir.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 13/3 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 456.228.450 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.061.057 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.170.155 và 3.776 ca tử vong mới. Số bệnh nhân bình phục đã đạt 389.949.549 người, 60.217.844 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 65.989 ca nguy kịch. Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 383.651 ca. Nga đứng đầu về số ca tử vong mới, với 630 người tử vong trong ngày; tiếp theo là Brazil 333 ca và Hàn Quốc với 269 ca. Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 81.161.804 người, trong đó có 993.220 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 42.987.875 ca nhiễm, 515.833 ca tử vong. Brazil xếp thứ ba với 29.350.134 ca bệnh và 654.945 ca tử vong. Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 164,5 triệu ca, tiếp đến là châu Á với trên 125 triệu ca. Bắc Mỹ ghi nhận trên 95,67 triệu ca, Nam Mỹ là trên 55,2 triệu ca, tiếp đến là châu Phi 11,62 triệu ca và châu Đại Dương trên 4,16 triệu ca. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo