Sáng 19/2: Gần 3.000 ca COVID-19 nặng đang điều trị; F0 ở hàng loạt tỉnh, thành miền Bắc tăng nhanh
Ngày 17/2, cả nước có thêm 36.200 ca mắc COVID-19, Hà Nội vẫn gần 4.000 ca / Bắt giữ hơn 85.000 test nhanh COVID-19 nhập lậu từ Hàn Quốc
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có2.685.463ca mắc COVID-19, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 27.191 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.678.241 ca, trong đó có 2.258.363 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (518.295), Bình Dương (293.645), Hà Nội (188.373), Đồng Nai (100.410), Tây Ninh (88.938).
Các y bác sĩ nỗ lực điều trị bệnh nhân COVID-19.
-Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 32.601 ca/ngày.
-Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.261.180 ca
- Số bệnh nhân nặng đang điều trị là2.956ca, trong đó:Thở ô xy qua mặt nạ: 2.213 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 359 ca; Thở máy không xâm lấn: 80 ca; Thở máy xâm lấn: 290 ca; ECMO: 14 ca
-Số bệnh nhân tử vong:Trung bình số tử vong ghi nhận trong07ngày qua:82ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là39.358ca, chiếm tỷ lệ 1,5% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm:Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được32.955.061mẫu tương đương78.259.191lượt người, tăng55.518mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19Tổng số liềuvaccine phòng COVID-19đã được tiêm là 190.215.794 liều, trong đó:
+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 173.482.549 liều: Mũi 1 là 70.853.682 liều; Mũi 2 là 67.217.008 liều - Mũi bổ sung: 13.167.375 liều; Mũi 3 là 22.244.484 liều.
+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.733.245 liều: Mũi 1 là 8.599.830 liều; Mũi 2 là 8.133.415 liều
TP Hồ Chí Minh khẩn yêu cầu rà soát lại năng lực chăm sóc F0 tại nhà khi COVID-19 tăng nhẹ
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi UBND, phòng y tế, trung tâm y tế các quận, huyện và TP Thủ Đức, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP về nâng cao năng lực tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 trong bối cảnh số ca COVID-19 mới có chiều hướng tăng nhẹ sau Tết Nguyên đán và sau khi học sinh đi học trực tiếp.
Sở Y tế đề nghị UBND quận, huyện và TP Thủ Đức xây dựng kế hoạch đảm bảo khả năngchăm sóc F0 tại nhàcủa từng phường, xã, thị trấn trên địa bàn và khả năng tiếp nhận, điều trị COVID-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị thuộc tuyến huyện.
Đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, UBND phường, xã, thị trấn xây dựng phương án đảm bảo công tác y tế phục vụ phòng chống dịch theo từng cấp độ dịch.
Đối với các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tuyến huyện, căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, trung tâm y tế rà soát, đề xuất UBND cấp huyện sắp xếp lại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 và xây dựng phương án bảo đảm công tác thu dung, điều trị F0 theo từng cấp độ dịch.
Bên cạnh đó, phải phân công trách nhiệm của từng đơn vị chuẩn bị các điều kiện, sẵn sàng thu dung, điều trị COVID-19 khi được kích hoạt trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.
Với cơ sở chăm sóc, quản lý F0 cách ly tại nhà, UBND cấp xã sẽ xây dựng kế hoạch tổ chức vàquy chế phối hợp giữa trạm y tế cấp xã với các cơ sở chăm sóc, quản lý F0 tại nhà. Theo dõi sát số ca mắc mới, số F0 cách ly tại nhà để kịp thời kích hoạt mạng lưới chăm sóc F0 tại nhà.
Căn cứ nhân sự dự kiến của các cơ sở chăm sóc, quản lý F0 tại nhà, UBND cấp xã xác định số lượng hộ gia đình có khả năng chăm sóc, quản lý khi có ca F0 để đánh giá tỉ lệ sẵn sàng quản lý, chăm sóc.
Đối với trạm y tế lưu động có 1 bác sĩ, 1 - 2 điều dưỡng thì có khả năng chăm sóc, quản lý 50 - 100 hộ có F0.
Đối với tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng có 1 bác sĩ, 1 - 2 điều dưỡng thì có khả năng chăm sóc, quản lý 50 - 100 hộ có F0.
Đối với tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng chỉ có nhân viên y tế, không có bác sĩ thì hỗ trợ trạm y tế, trạm y tế lưu động chăm sóc, quản lý từ 10 - 20 hộ có F0. Những cơ sở này không áp dụng để đánh giá tỉ lệ sẵn sàng quản lý, chăm sóc F0/10.000 dân.
Sở Y tế TP cũng đề nghị cơ sở chăm sóc, quản lý F0 tại nhà khi tiếp nhận thông tin của người dân khai báo có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính phải đánh giá tình trạng lâm sàng và khai thác yếu tố dịch tễ.
Trong trường hợp chưa đủ chứng cứ để xác định là F0 theo quy định của Bộ Y tế, cơ sở chăm sóc, quản lý F0 cách ly tại nhà thực hiện lại xét nghiệm cho người bệnh bằng xét nghiệm nhanh do Bộ Y tế cấp phép.
Các tỉnh miền Bắc tiếp tục gia tăng ca mắc COVID-19, nhiều tỉnh thành ở mức trên 1.000- 2.000Theo thống kê của Bộ Y tế trong ngày 18/2,14/16 địa phương có số ca mắc COVID-19 trên 1.000 trường hợp đều thuộc miền Bắc(trừ Nghệ An, Bình Định).Vĩnh Phúcxếp ngay sau Hà Nội với 2.158 ca. Đây cũng là lần đầu tiên số ca mắc trong ngày của địa phương này vượt mức 2.000 người.
Theo báo cáo cập nhật dịch COVID-19Quảng Ninh, trong 24h qua, 13 địa phương trong toàn tỉnh đã ghi nhận 2.018 ca mắc COVID-19 mới (1.703 ca cộng đồng, 315 ca đã quản lý, cách ly), giảm 459 ca so với ngày 17/2.
Số mắc trong ngày ghi nhận 496 ca là học sinh (chiếm 24,6%), 23 ca là giáo viên (1,1%). 367 trường hợp là công nhân làm việc tại các công ty, khu công nghiệp (chiếm 18,2%).
HiệnQuảng Ninhđiều trị cho 9.226 bệnh nhân COVID-19. Trong đó, 6.722 F0 điều trị tại nhà, 1.048 F0 ở khu cách ly tập trung, 1.456 F0 tại cơ sở y tế. 7 trường hợp diễn biến nặng đang điều trị các bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 1.131.722 người được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Phú Thọcũng là địa phương có số ca mắc COVID-19 tăng cao trong thời gian gần đây. Theo báo cáo của Sở Y tế Phú Thọ, trong 24 giờ qua, địa phương này ghi nhận 1.791 ca COVID-19 mới.
Ngày 18/2,Thái Nguyênghi nhận 1.652 ca COVID-19, giảm 826 ca so với ngày 17/2. Sau các đợt triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, đến nay, toàn tỉnh đã tiêm được gần 2,3 triệu liều. Trong đó, tỷ lệ người tiêm đủ liều là 95,3%. Tỷ lệ người tiêm mũi 3 là 39,79%.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 19/2 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 421.890.616 ca COVID-19, trong đó có 5.891.244 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.868.169 và 9.679 ca tử vong mới. Số bệnh nhân bình phục đã đạt 338.060.925 người, 71.776.671 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 85.708 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Đức dẫn đầu thế giới về ca mắc mới với 206.037 ca nhiễm mới; Nga đứng thứ hai với 180.071 ca; tiếp theo là Brazil (122.748 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.631 người chết trong ngày; tiếp theo là Brazil (1.114 ca) và Nga (784 ca). Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca COVID-19 tại Mỹ đến nay là 80.001.356, trong đó có 957.745 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, với tổng cộng 42.801.326 ca nhiễm, bao gồm 511.262 ca tử vong. Brazil xếp thứ ba với 28.064.224 ca bệnh và 643.111 ca tử vong. Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 149,2 triệu ca mắc, tiếp đến là châu Á với trên 110,9 triệu ca. Bắc Mỹ ghi nhận trên 93,96 triệu ca, Nam Mỹ trên 53 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 11,42 triệu ca và châu Đại Dương gần 3,23 triệu ca. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo