Sử dụng thuốc kháng sinh sai cách - vấn đề cấp bách tại Việt Nam
Dịch tả lợn châu Phi: Người tiêu dùng không nên hoang mang / Bác sĩ “vòi” tiền bệnh nhân ung thư máu bị buộc thôi việc
Trong khuôn khổ Hội nghị Kiểm soát Nhiễm khuẩn Khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 9, diễn ra tại Đà Nẵng, các chuyên gia y tế đã có những đánh giá mức độ lạm dụng kháng sinh của người Việt đang ở mức báo động.
Là người có thâm niên hơn 30 năm làm việc tại Khoa Vi sinh (Bệnh viện Bạch Mai) và cũng là thành viên của Ban điều phối, giám sát Đề kháng kháng sinh của Bộ Y tế, bác sĩ Đoàn Mai Phương cho biết, đa số người Việt có quan niệm sai lầm về kháng sinh như sử dụng kháng sinh quá liều, tự ý mua kháng sinh mà không cần đơn thuốc của bác sĩ.
“Có tình trạng là nếu bác sĩ kê toa có kháng sinh phổ hẹp, ít độc, dùng 2 – 3 ngày sau mới có kết quả thì họ nghi ngờ “tay nghề” của bác sĩ. Tâm lý này đặc biệt phổ biến ở các ông bố bà mẹ có con nhỏ bị ốm, sốt. Điều này cũng dễ dẫn tới việc các bác sĩ ở phòng khám tư thường hay sử dụng kháng sinh, thậm chí là kháng sinh liều cao để triều trị những bệnh chưa thực sự cần đến kháng sinh. Điều này dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh cho trẻ, khiến việc điều trị những bệnh về sau phụ thuộc vào kháng sinh và tốn kém”, bác sĩ Phương nhấn mạnh.
Ông Gary Cohen - Phó Chủ tịch Điều hành sức khỏe toàn cầu đánh giá: “Trong khi cho đến thời điểm này, vẫn chưa xuất hiện những kháng sinh thế hệ mới thì dựa trên các xu hướng hiện nay, đến năm 2050, đề kháng kháng sinh ước tính sẽ gây ra 10 triệu ca tử vong hàng năm cùng thiệt hai 100 nghìn tỷ USD cho năng suất kinh tế toàn cầu”.
Tại các bệnh viện ở Việt Nam, mức sử dụng kháng sinh được ghi nhận đạt trung bình 274,7 liều dùng hàng ngày/100 giường, cao hơn đáng kể nếu so với Hà Lan, nơi chỉ dùng ở mức 58,1 liều dùng hàng ngày/100 giường.
Theo ông Gary Cohen sử dụng thuốc kháng sinh sai cách đang là một vấn đề cấp bách tại Việt Nam. Nhiều người dân và cả các bệnh viện đều có những quan niệm sai lầm về thuốc kháng kháng sinh và việc lạm dụng quá mức loại thuốc này đang góp phần khiến số lượng các ca đề kháng kháng sinh trong nước gia tăng.
“Thuốc kháng sinh có thể mua dễ dàng tại các quầy thuốc có mặt ở khắp nơi mà không cần phải do bác sĩ kê đơn”, nhận xét.
Năm 2013, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á phê duyệt Kế hoạch Hành động quốc gia về chống kháng thuốc. Kế hoạch giai đoạn từ năm 2013 đến 2020 đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ đầu tiên của Bộ Y tế trong việc đối phó với mối nguy hại ngày càng gia tăng của đề kháng kháng sinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo