Tăng cường liên kết, đẩy mạnh xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Kiều bào với khát vọng xây dựng đất nước hùng cường - Bài 2: Kiến tạo động lực phát triển mới / Kiều bào với khát vọng xây dựng đất nước hùng cường - Bài 3: Hiến kế phát triển
Xuất khẩu hàng hóa tăng gần 13%
Thứ trưởng Công Thương Phan Thị Thắng.
Hội nghị nhằm tăng cường công tác xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất, kết nối cung cầu, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngành hàng, các sản phẩm vùng ĐBSCL.
Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, nhằm phát triển sản phẩm, đa dạng hóa thị trường và các chuỗi cung ứng, đẩy mạnh xuất nhập khẩu.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, vùng ĐBSCL là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất cả nước. Với lợi thế chủ yếu là sản xuất và chế biến thực phẩm, ĐBSCL đã trở thành trung tâm công nghiệp thứ ba của cả nước. Đây cũng là vùng quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Theo Thứ trưởng, thời gian qua, chất lượng tăng trưởng của vùng được nâng lên với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm 2024 của toàn vùng ước đạt 6,12%.
6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vùng ĐBSCL đạt 19,5 tỷ USD, xuất siêu 6,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 13,1 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ. Ba địa phương có kim ngạch tỷ đô là Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp.
“Tuy nhiên, quy mô kinh tế của vùng ĐBSCL chỉ chiếm hơn 12% so với cả nước, tăng trưởng kinh tế tại một số địa phương trong vùng còn chậm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đạt yêu cầu, hoạt động liên kết vùng còn hạn chế, chưa đi vào chiều sâu, liên kết còn mang tính hình thức, chưa hình thành được các cụm sản xuất, dịch vụ liên kết ngành. Hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, hạ tầng kinh tế kỹ thuật cấp vùng chưa phát triển đồng bộ, khả năng thu hút nguồn lực đầu tư còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa đạt yêu cầu”, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nói.
Đẩy mạnh liên kết, chuẩn hóa hàng xuất khẩu
Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện cho rằng, thời gian qua, Cần Thơ và các địa phương vùng ĐBSCL đạt được nhiều kết quả phát triển kinh tế - xã hội nhưng chưa xứng với lợi thế, tiềm năng. Nguyên nhân, điểm nghẽn là do hệ thống logistics vùng chưa phát triển, năng lực cạnh tranh, cơ hội đưa sản phẩm của vùng đến người tiêu dùng còn hạn chế. Theo ông Hiện, để phát triển nhanh, bền vững, vùng cần phát huy lợi thế cạnh tranh nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu; thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư và đưa thương mại điện tử của ĐBSCL phát triển.
Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang Đặng Văn Tuấn cho biết, xuất khẩu của tỉnh trong 8 tháng đầu năm ước đạt gần 4 tỷ USD, đứng thứ 2 khu vực ĐBSCL, tăng 12,59% so với cùng kỳ, đạt gần 80% kế hoạch xuất khẩu của cả năm. Trong cơ cấu xuất khẩu, mặt hàng rau quả tăng nhiều nhất, gần 133,81% về lượng và tăng 58% về giá trị so với cùng kỳ. Mặt hàng rau quả của tỉnh đã có mặt ở các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Phó Giám đốc Sở Công Thương Tiền Giang Đặng Văn Tuấn.
Các DN trên địa bàn tỉnh đã đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ mới, đa dạng hóa sản phẩm duy trì quan hệ với các thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới, tận dụng tốt ưu đãi của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Đến nay, DN Tiền Giang đã xuất khẩu hàng hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Để đẩy mạnh xuất khẩu của tỉnh cũng như cả vùng, theo ông Tuấn, cần tập trung xúc tiến đầu tư, phát triển đẩy mạnh công nghiệp chế biến, liên kết xây dựng vùng nguyên liệu.
“Do diện tích, quy mô sản xuất nhỏ, việc truy xuất nguồn gốc gặp nhiều khó khăn, Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan cần có chính sách hỗ trợ triển khai thực hiện một số đề án liên kết chặt chẽ, có DN làm đầu tàu đứng ra sản xuất, chuẩn hóa hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời, xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu đối với các loại có giá trị kinh tế cao như xoài, sầu riêng”, ông Tuấn đề nghị.
Đồng tình với các ý kiến, ông Tô Minh Đương - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu cho biết, Bạc Liêu có thế mạnh xuất khẩu từ chế biến tôm, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 1 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu sản phẩm từ tôm chiếm đến 95% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tỉnh cũng đang cố gắng giữ và xây dựng vùng nguyên liệu 1400 ha muối, tập trung ở huyện Đông Hải. Vào tháng 12 tới đây, Bạc Liêu sẽ đăng cai tổ chức Festival muối và những sản phẩm muối.
“Cần có cơ chế liên kết dưới sự chủ trì của Bộ Công Thương. Đặc biệt là liên kết xuất khẩu các mặt hàng chủ lực cho toàn vùng; phối hợp chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật, ổn định vùng nguyên liệu; liên kết các nhà máy sản xuất ở các địa phương có thế mạnh về tôm, thủy sản. Đồng thời, xây dựng một trung tâm xúc tiến thương mại vùng ĐBSCL tại thành phố Cần Thơ nhằm trao đổi thông tin, cung cấp, trưng bày các sản phẩm, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu thông tin về thị trường, về sản phẩm để hợp tác đầu tư”, ông Đương gợi ý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh