Tin tức - Sự kiện

Thi THPT quốc gia 2019: Chiến thuật đạt điểm 9, 10 môn Vật lý

Thành thạo kỹ năng đánh dấu và xếp hạng câu hỏi từ dễ đến khó, kiểm soát chặt chẽ thời gian làm bài thi giúp các sĩ tự tự tin chinh phục điểm cao bài thi môn Vật lý, kì thi THPT quốc gia 2019 sắp tới.

Sơn La: 97 bài thi được nâng điểm trong vụ gian lận thi THPT quốc gia / Những lưu ý quan trọng khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Căn cứ vào đề thi tham khảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, đề thi môn Vật lý sẽ bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian 50 phút, thời gian trung bình để làm một câu là 1’15s.

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Thành Nam – Hệ thống Giáo dục HOCMAI, các câu hỏi trong đề thi sẽ được phân chia theo thứ tự từ dễ đến khó, do đó sẽ có những câu hỏi học sinh chỉ mất 10 – 15 giây để tìm ra đáp án, ngược lại có những câu rất khó mà các em không làm được.

Do vậy để đạt được điểm số tối ưu học sinh lớp 12 cần nắm vững 3 chiến thuật làm bài.

Phân chia thời gian làm bài

Dựa trên việc phân loại các câu hỏi trong đề thi được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó. Thầy Nam đề xuất cách phân chia thời gian làm bài theo 4 hạng câu hỏi như sau:

 

Từ câu 1 – câu 15 (các câu hỏi hạng 1): 5 phút (20s/câu)

Từ câu 16 – câu 30 (các câu hỏi thuộc hạng 2): 15 phút (1 phút/câu)

Từ câu 31 – câu 36 (các câu hỏi thuộc hạng 3): 10 phút (2 phút/câu)

Từ câu 37 – câu 40 (các câu hỏi thuộc hạng 4): 20 phút (4 phút/câu)

Đánh dấu câu hỏi

 

Khi nhận được đề thi, học sinh nên bắt tay vào làm luôn từng câu 1 từ trên xuống dưới và tuyệt đối không vượt quá thời gian cho từng hạng câu hỏi. Và lưu ý, trong mỗi hạng cần đánh dấu phân loại các câu hỏi, bởi khi làm bài thi các em sẽ gặp trường hợp có những câu ở hạng 1 rất dễ nhưng vẫn chưa tìm ra đáp án.

Do đó, đánh dấu lại câu hỏi sẽ giúp các em tiết kiệm thời gian khi quay lại làm các câu hỏi đó lần thứ 2, thứ 3. Trong video dưới đây thầy Nam sẽ hướng dẫn chi tiết cho các em cách đánh dấu câu hỏi thuận tiện và dễ ghi nhớ nhất.

Hoàn thành bài thi

Cuối cùng đối với những câu hỏi khó hoặc cực khó, sĩ tử nên dành 2 phút cuối cùng trong thời gian làm bài để rà soát lại tất cả những câu đã tô đáp án.

Trong đó, các em thống kê xem có bao nhiêu câu chọn đáp án A, B, C, D. Đáp án nào được chọn ít nhất các em nên khoanh vào đáp án đó, bởi xác suất đáp án A, B, C, D khá bằng nhau là 25%. Việc đoán ngẫu nhiên này sẽ giúp cho xác suất vào câu đúng là cao hơn.

 


Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm