Tin tức - Sự kiện

Thủ tướng: Phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh đòi hỏi đổi mới tư duy, giải pháp hiệu quả

Nhiệm vụ xây dựng phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh ngày càng nặng nề, đòi hỏi phải có tinh thần đổi mới tư duy và có giải pháp, cách thức thực hiện phù hợp.

Giảm đáng kể tai nạn giao thông sau 15 ngày ra quân tổng kiểm soát / Trở lại tuổi thơ nhân dịp 1/6 với bộ tem “Trò chơi dân gian”

Sáng 3/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về xây dựng và phát triển an ninh chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo đã hoàn thành xây dựng Đề án đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, cùng với các quy hoạch xây dựng và phát triển ngành. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành quyết định đầu tư Chương trình mục tiêu Công nghiệp quốc phòng đến năm 2020 và xây dựng nghị định quy định về công nghiệp an ninh. Cũng trong mấy năm trở lại đây, tỉ lệ các dây chuyền, thiết bị công nghệ hiện đại và khả năng sản xuất, sửa chữa, cải tiến hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật được nâng cao, đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật cho lực lượng vũ trang, giảm nhập khẩu, góp phần tiết kiệm ngân sách Nhà nước. Trong khi đó, năng lực sản xuất, sửa chữa các sản phẩm công nghiệp quốc phòng, an ninh, nhất là đóng tàu quân sự, điện tử viễn thông phát triển mạnh. Công tác nghiên cứu khoa học công nghệ quân sự bước đầu gắn kết chặt chẽ với sản xuất, tập trung vào các sản phẩm công nghệ cao, nhiều sản phẩm nghiên cứu phát triển đã được trang bị cho quân đội và công an.

Bộ Công an đã bước đầu nghiên cứu, sản xuất được một số chủng loại trang bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác chiến đấu cho lực lượng công an nhân dân. Ngoài ra, công nghiệp quốc phòng, an ninh còn sản xuất được một số sản phẩm phục vụ dân sinh và xuất khẩu.

Ảnh: VGP.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa cấp bách, là nhiệm vụ chiến lược lâu dài; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân mà nòng cốt là Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Vì thế, trước những thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và khu vực và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhiệm vụ xây dựng phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh ngày càng nặng nề, đòi hỏi phải có tinh thần đổi mới tư duy và có giải pháp, cách thức thực hiện phù hợp hiệu quả. Đồng thời, phải có đột phá về năng lực nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Thủ tướng yêu cầu các đồng chí thành viên trong Ban Chỉ đạo, các Bộ, ngành tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ và chỉ đạo quyết liệt để phát triển nhanh công nghiệp quốc phòng, an ninh. Trong đó, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, bảo đảm tính đồng bộ, đổi mới và hiệu quả, trong đó cần tổng kết thực hiện Pháp lệnh Công nghiệp Quốc phòng và đề xuất xây dựng Luật Công nghiệp Quốc phòng.

Đối với các tổ chức công nghiệp quốc phòng, an ninh, Thủ tướng yêu cầu phải tiếp tục được kiện toàn nhằm bảo đảm đủ năng lực sản xuất, cũng như ứng dụng các công nghệ mũi nhọn để có các sản phẩm đột phá. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chương trình đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh. Kết hợp sản xuất quốc phòng - kinh tế, kinh tế - quốc phòng như một bộ phận cốt yếu, nhiệm vụ thường xuyên để duy trì và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu các tổ chức công nghiệp quốc phòng, an ninh huy động sự tham gia của khoa học công nghệ quốc gia, công nghiệp dân sinh cho nhiệm vụ xây dựng phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh. Đi cùng với tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài cùng nghiên cứu phát triển và sản xuất, cũng như xuất khẩu các sản phẩm của công nghiệp quốc phòng, an ninh do Việt Nam sản xuất.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm