Tinh giản sổ sách gỡ gánh nặng giấy tờ cho giáo viên
Công cụ quan trọng gỡ nút thắt về công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam / Hà Nội thành lập 4 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm phục vụ Tết
Với giáo viên, ngoài áp lực về việc đảm bảo, liên tục nâng cao trình độ chuyên môn, nỗi lo về những đầu việc khác như là vấn đề sổ sách cũng đáng chú ý.
Trước đây, trong những cuộc kiểm tra của Bộ GD&ĐT, có những trường yêu cầu giáo viên phải có tới 11 loại hồ sơ, sổ sách khiến các thầy cô áp lực và mất nhiều thời gian.
Với một buổi dạy 5 tiết, đầu sổ sách mà cô Trần Thị Thu Giang (giáo viên Trường THPT Phúc Lợi, Hà Nội) thường mang đủ một hộp hồ sơ dày. Ngoài giáo án là phần nội dung chuyên môn buộc phải có trong mỗi buổi lên lớp còn các đầu sổ sách, giấy tờ khác như sổ họp, sổ dự giờ…
Việc hoàn thiện sổ sách theo yêu cầu chiếm khá nhiều thời gian của giáo viên.
Nhiều sổ sách cần làm và phải hoàn thiện để đảm bảo đánh giá về chất lượng công việc trong các cuộc kiểm tra định kỳ của nhà trường. Áp lực đầu việc giấy tờ, thậm chí mang tính chất hình thức lên giáo viên là điều khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, những áp lực giấy tờ này đang dần được gỡ bỏ khi từ đầu tháng 11 này, sổ sách quy định của giáo viên sẽ không cần sổ họp và sổ dự giờ. Quy định mới của Bộ GD&ĐT đã giúp cởi bỏ đầu việc giấy tờ cho thầy cô, đồng thời hướng đến việc quản trị nhà trường thay vì quản lý theo hình thức.
Sau khi áp dụng Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT, giáo viên sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung cho chuyên môn.
Ngoài giảm bớt đầu sổ sách, việc ứng dụng CNTT vào công tác hồ sơ như sổ liên lạc điện tử, giáo án điện tử, sổ theo dõi học sinh cũng đang được Bộ GD&ĐT tích cực đẩy mạnh để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường trong bối cảnh chuyển đổi số.
End of content
Không có tin nào tiếp theo