TP.HCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công
Thi tốt nghiệp THPT 2020: Có thí sinh thi 2 môn thành phần liên tiếp, không liên tiếp / Gần 2.300 cán bộ không chuyên trách phải thôi việc, TP.HCM dự chi 120 tỷ đồng hỗ trợ
UBND TPHCM vừa có báo cáo về tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2020.
Theo đó, tính đến ngày 30/6, thành phố đã giải ngân là 14.297,876 tỷ đồng, đạt 34,29% kế hoạch vốn đã giao là 41.691,846 tỷ đồng, cao hơn về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ lệ giải ngân so với cùng kỳ (cùng kỳ giải ngân là 7.032,040 tỷ đồng, đạt 20,8% kế hoạch vốn giao là 33.771,490 tỷ đồng). Nếu tính luôn khối lượng hoàn thành chưa quyết toán và số vốn đã chi cho các dự án nhưng chưa hoàn trả tạm ứng là 5.619,199 tỷ đồng, thì tỷ lệ giải ngân đạt 47,77% kế hoạch vốn đã giao.
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới, thành phố đề ra một số giải pháp như: Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, xem việc thúc đẩy giải ngân kế hoạch đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2020. Lập danh mục dự án trọng điểm, phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng trường hợp cụ thể. Thanh toán cho các dự án khi có đủ điều kiện giải ngân trong thời hạn 4 ngày làm việc.
TP.HCM thúc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, cá nhân người đứng đầu các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả giải ngân. Cụ thể, đến ngày 31/7 giải ngân đạt từ 60% - 70%; đến ngày 15/10, giải ngân đạt từ 80%. Cùng với đó, tổ chức cho các chuyên gia nước ngoài trở lại làm việc tại các dự án đầu tư công gắn với công tác phòng, chống dịch Covid-19. Rà soát các quy định liên quan đến xây dựng, các thủ tục về thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán... theo hướng đẩy mạnh phân cấp, rút ngắn thời gian, thủ tục.
UBND các quận huyện và chủ đầu tư thực hiện rà soát tiến độ thực hiện và giải ngân của từng dự án và chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Tài chính đề xuất điều chuyển vốn từ dự án có tỷ lệ giải ngân thấp sang dự án có tỷ lệ giải ngân cao nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, góp phần thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới.
Ngoài ra, để đẩy mạnh thực hiện dự án, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong từng khâu thực hiện nhằm bảo đảm tiến độ thi công dự án thì định kỳ 2 tuần/lần, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp khó khăn, vướng mắc của các đơn vị liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công.
Trong đó, phân nhóm các dự án gặp vướng mắc về thủ tục đầu tư; về thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng; về thủ tục giải ngân. Từ đó, lựa chọn các dự án trọng điểm giải ngân thấp để tham mưu đề xuất giải pháp cho Tổ công tác liên ngành về đầu tư của thành phố.
Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM, đơn vị này đang quản lý hơn 200 dự án lớn nhỏ. Đến nay, đơn vị đã hoàn tất thủ tục trình phê duyệt 18 dự án, hoàn tất thủ tục khởi công 31 dự án, đang thi công 59 dự án; trong đó, phấn đấu hoàn thành 32 dự án trong năm 2020. Ngoài ra, đơn vị đang hoàn tất hồ sơ gửi UBND thành phố, trình HĐND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư công 19 dự án.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Sun Life nhận giải dịch vụ khách hàng tốt nhất