Từ 1/7, lương làm thêm theo giờ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tăng bao nhiêu?
Thủ tướng: Tháo gỡ các điểm nghẽn về nhân lực và hạ tầng, đưa ĐBSCL phát triển mạnh mẽ và đột phá / Dự kiến đầu tư 460.000 tỷ đồng phát triển đồng bằng sông Cửu Long
Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
Tại Hà Nội, do các quận, huyện, thị xã tại Hà Nội thuộc vùng I, II nên lương làm thêm giờ tại Hà Nội được tính như sau:
- Vùng I có mức lương làm thêm giờ là 22.500 đồng/giờ, bao gồm:
+ Các quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân.
+ Các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ.
+ Thị xã Sơn Tây
- Vùng II có mức lương tối thiểu là 20.000 đồng/giờ, bao gồm các huyện Ba Vì, Đan Phượng, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Mỹ Đức.
Liên đoàn Lao động Hà Nội cũng lưu ý, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định.
Các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc thỏa thuận hợp pháp có lợi cho người lao động tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Tại TP Hô Chí Minh, vùng I có mức lương làm thêm giờ là 22.500 đồng/giờ, bao gồm:
+ Thành phố Thủ Đức;
+ Các quận: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Bình Thạnh, Tân Phú, Tân Bình, Bình Tân, Phú Nhuận, Gò Vấp.
+ Các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè.
Vùng II (huyện Cần Giờ) có mức lương làm thêm giờ là 20.000 đồng/giờ.
Liên đoàn lao động TP Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các đơn vị tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ người lao động, công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động trong các hoạt động đối thoại, thương lượng, đặc biệt là thương lượng tập thể để thỏa thuận về tiền lương và xác lập các điều kiện lao động khác đảm bảo có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Trước đó, Bộ Lao động - thương binh và xã hội cùng Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã có công văn đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh thành chỉ đạo sở lao động - thương binh và xã hội phối hợp với ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, liên đoàn lao động, tổ chức đại diện doanh nghiệp hướng dẫn doanh nghiệp và người lao động thực hiện nghị định tăng lương tối thiểu.
Ngày 12/6, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký ban hành Nghị định 38, quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Về mức lương tối thiểu tháng, Nghị định quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng:
Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng. Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo