Tin tức - Sự kiện

Từ ngày mai (1/12): Hơn 80 triệu chủ thẻ BHYT sẽ hưởng nhiều chính sách mới

Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm y tế sẽ có hiệu lực từ ngày 1/12. Theo đó, hơn 80 triệu chủ thẻ BHYT trong cả nước sẽ được tiếp cận với nhiều chính sách mới về khám chữa bệnh, đối tượng tham gia, mức đóng và hỗ trợ mua thẻ BHYT….

Một số quy định gây khó cho người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được xóa bỏ / Đề xuất liên thông bảo hiểm xã hội cho lao động di cư


Từ 1/12/2018, nhiều chính sách BHYT có hiệu lực.

Từ 1/12/2018, nhiều chính sách BHYT có hiệu lực.

Theo Ban thực hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm xã hội VN), từ ngày 1/12/2018, nhiều chính sách theo hướng có lợi cho người tham gia thẻ BHYT được quy định trong Nghị định 146/2018/NĐ-CP sẽ có hiệu lực.

Về đối tượng tham gia BHYT

Nghị định 146/2018/NĐ-CP bổ sung đối tượng tham gia BHYT, gồm:

Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng: Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg; Thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975; Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được Nhà nước phong tặng thuộc HGĐ có mức thu nhập bình quân hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở.

Các trường hợp không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh BHYT:
Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng;
Trẻ em đủ 72 tháng tuổi nhưng sinh trước ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
Trẻ em đủ 72 tháng tuổi sinh sau ngày 30/9 nhưng vào các ngày trong tháng thì thẻ được cấp đến hết tháng sinh.
Mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước:
Người cận nghèo đang sinh sống tại huyện nghèo: hỗ trợ 100%
Người nghèo đa chiều thiếu hụt BHYT: hỗ trợ 70%
Học sinh sinh viên, người thuộc hộ gia đình NLNDN có mức sống trung bình: Hỗ trợ 30%.











Điều chỉnh nhóm đối tượng

 

Nghi định quy định, người từ đủ 80 tuổi trở lên hưởng trợ cấp tuất hằng tháng sẽ được chuyển từ nhóm do BHXH đóng sang nhóm do ngân sách Nhà nước đóng theo quy định của Luật BHXH.

Theo đó, đối tượng người nghèo được tách thành 2 nhóm: Người nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người nghèo đa chiều thiếu hụt về BHYT (nhóm 3); Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thiếu hụt BHYT (nhóm 4).

Về mức đóng BHYT, phương thức đóng BHYT

Đối với hộ gia đình, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chỉ được giảm trừ mức đóng BHYT khi các thành viên trong hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Đối tượng đã được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng sẽ không áp dụng giảm trừ mức đóng.

 

Trường hợp đối tượng thuộc nhóm 6 (mới phát sinh), đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo thứ tự sau: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan BHXH đóng, do ngân sách Nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.

Đối với đối tượng nhóm 4 và nhóm 5 tham gia BHYT vào các ngày trong tháng: số tiền đóng BHYT được xác định kể từ ngày người tham gia BHYT đóng tiền (không phải từ đầu tháng đóng).

Điều chỉnh mức hưởng BHYT

Đối với người tham gia kháng chiến nhưng không phải là người có công với cách mạng và cựu chiến binh: Giảm từ 100% xuống 80% theo đúng quy định của Luật BHYT;

Đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: mức hưởng 100%, có áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật thành 100%, không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán.

 

Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng: tăng từ 80% lên 100% để đảm bảo công bằng với các đối tượng bảo trợ xã hội trên 80 tuổi khác.

Một số trường hợp đặc biệt được tính là tham gia BHYT liên tục

Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, các trường hợp đặc biệt như trên, gồm:

- Gián đoạn tối đa không quá 03 tháng

 

- Người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia BHYT.

- Người lao động đi lao động ở nước ngoài thì thời gian đã tham gia BHYT trước khi đi nếu tham gia BHYT khi về nước trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh

- Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm thì thời gian đã tham gia BHYT trước đó được tính là thời gian tham gia BHYT

- Đối tượng công an, quân đội, cơ yếu khi nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc thôi việc, nếu thời gian học tập, công tác trong công an, quân đội, cơ yếu chưa tham gia BHYT thì thời gian trước đó được tính là thời gian tham gia BHYT.


Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm