Tin tức - Sự kiện

Túi thuốc điều trị COVID-19 cho F0 tại nhà gồm những gì?

6.000 túi thuốc được phân bổ trong đợt 1 này cho 30 quận/huyện/thị xã tại Hà Nội, mỗi địa phương nhận 200 túi.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng: Không để dịch COVID-19 làm kinh tế-xã hội Thủ đô tụt hậu / Chủ tịch nước chủ trì Phiên họp thứ nhất Hội đồng Quốc phòng và An ninh

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chiều 7/12, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành công văn khẩn phân bổ thuốc điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19. Theo đó, ở lần 1 này, 6.000 túi thuốc điều trị COVID-19 nói trên sẽ phân bổ cho 30 quận/huyện/thị xã của thành phố, tương ứng mỗi địa phương nhận 200 túi. Mỗi túi thuốc gồm hai loại: Thuốc hạ sốt (Paracetamol 500mg) và vitamin C 500mg.

Số túi thuốc điều trị F0 tại nhà này do các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược tham gia ủng hộ.

Sở Y tế Hà Nội đề nghị các đơn vị khẩn trương liên hệ với Phòng Nghiệp vụ Dược (Sở Y tế) để tiếp nhận số lượng thuốc được phân bổ như quy định; Tiếp nhận, bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc an toàn, hiệu quả, đúng đối tượng và đúng các quy định chuyên môn hiện hành.

Trước đó, vào sáng 7/12, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, toàn thành phố có gần 100 F0 đang điều trị tại nhà. Đây là các F0 thể nhẹ, không triệu chứng ở 10 quận, huyện, nhiều nhất là ở quận Hà Đông và huyện Hoài Đức.

 

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, thành phố đã xây dựng hệ thống tiếp nhận, cung cấp thông tin phục vụ theo dõi, chăm sóc F0 tại nhà gồm Tổng đài 1022 kết nối trực tiếp đến các trạm y tế lưu động toàn thành phố. Qua Tổng đài, các F0 được nhắc tự khai báo tình trạng sức khỏe 2 lần/ngày. Nếu F0 có dấu hiệu bất thường như khó thở, ho, sốt cao, cán bộ y tế sẽ lập tức tiếp cận để hỗ trợ thuốc, khám và điều trị.

Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị COVID-19 tại nhà cho người trên 18 tuổi của Sở Y tế Hà Nội

Thuốc điều trị gồm 3 nhóm:

Nhóm A là những thuốc thông dụng, bao gồm: Thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng. Paracetamol 500mg uống 1 viên khi sốt trên 38,5 độ C, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ (nếu vẫn còn sốt). Ngoài ra, uống vitamin tổng hợp: Uống 1 viên lần/ngày; vitamin C uống sáng 1 viên, tối 1 viên.

Nhóm B là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt.

 

Người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi trên 20 lần/phút hoặc đo SpO2 dưới 96%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ.

Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng 1 liều duy nhất trước khi chuyển viện. Dexamethasone 0,5mg x 12 viên uống 1 lần, (12 viên tương đương 06 mg) hoặc Methylprednisolone 16mg x 1 viên uống; Rivaroxaban 10mg x 1 viên uống hoặc Apixaban 2,5 mg x 1 viên uống hoặc Dabigatran 220mg x 1 viên uống.

Sở Y tế Hà Nội cũng lưu ý, không sử dụng các thuốc nhóm B cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh như: Viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu và các bệnh lý dễ gây chảy máu khác.

Nhóm C là thuốc kháng virus, gồm: Molnupiravir viên 200mg hoặc viên 400mg, ngày uống 2 lần và uống 5 ngày liên tục hoặc Favipiravir viên 200mg, uống từ 7-14 ngày. Tương tự với nhóm thuốc B, Sở Y tế Hà Nội quy định không dùng nhóm thuốc C cho phụ nữ mang thai hoặc có kế hoạch có thai, cho con bú.


 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm