Tin tức - Sự kiện

Thúc đẩy thực hiện Chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh

DNVN - Ngày 7/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Hội thảo quốc tế về chủ đề “Thúc đẩy thực hiện Chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh: Vai trò của các Chương trình hành động quốc gia” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

UN Women hỗ trợ 1,26 tỷ đồng cho phụ nữ chịu ảnh hưởng bới lũ lụt tại Quảng Trị / UN Women nâng cấp trang thiết bị hỗ trợ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực giới

Đây là hoạt động kỷ niệm một năm Hội nghị Quốc tế về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh (WPS) – “Tăng cường vai trò của Phụ nữ trong xây dựng và củng cố hòa bình: Từ Cam kết tới Kết quả” được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội vào tháng 12 năm 2020.

Hội thảo quốc tế về chủ đề “Thúc đẩy thực hiện Chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh

Hội thảo quốc tế về chủ đề “Thúc đẩy thực hiện Chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Nhằm tăng cường thực hiện chương trình nghị sự về WPS, các Quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã xây dựng và thông qua các Chương trình hành động quốc gia (NAP). NAP minh họa cách các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc ưu tiên thực hiện các trụ cột của WPS tùy theo bối cảnh quốc gia của họ và cung cấp thông tin về quá trình quản trị, đầu tư và giám sát các hoạt động liên quan đến việc thực hiện NAP. Đó chính là các Chương trình hành động quốc gia đưa ra các phương pháp và hoạt động để hiện thực hóa chương trình nghị sự WPS ở cấp quốc gia.

Tháng 12 năm 2020, Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh một lần nữa được củng cố bằng Cam kết hành động Hà Nội với sự tán thành và thông qua của 75 quốc gia trong lễ kỳ kỷ niệm 20 năm thành lập UNSCR được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam.

Bất bình đẳng giới luôn là nguyên nhân chính dẫn đến bất ổn và xung đột xã hội. Hòa bình và an ninh cho tất cả mọi người chỉ có thể đạt được và được duy trì nếu hòa bình và an ninh cho phụ nữ và trẻ em gái được đảm bảo. Năm 2021 với đại dịch COVID-19 là phép thử các chính phủ, phụ nữ và lực lượng gìn giữ hòa bình. Đại dịch đã làm gia tăng rủi ro và tính phức tạp lên các cuộc xung đột, cũng như làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng và đe dọa làm suy yếu các quyền con người.

 

Nhằm chuẩn bị hiệu quả cho một quốc gia như Việt Nam với các chiến lược và nguồn lực tốt để ứng phó với các thách thức về hòa bình và an ninh, sử dụng cách tiếp cận của chương trình nghị sự WPS về phòng ngừa, bảo vệ, tham gia, cứu trợ và phục hồi, và các khuôn khổ như vậy là những chiến lược hữu ích với tất cả các quốc gia khi cân nhắc đến việc giữ gìn hòa bình và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, những chiến lược này hỗ trợ các quốc gia trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững và cho phép các quốc gia đạt được các cam kết quốc tế về bình đẳng giới và thúc đẩy sự tiếp cận công bằng của phụ nữ với các cơ hội về xã hội, kinh tế, kinh doanh và nghề nghiệp, tiếp cận với các nguồn lực và dịch vụ, và động lực trong quá trình đưa ra quyết định.

Quang cảnh hội thảo diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Quang cảnh hội thảo diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

 

Khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc phòng ngừa, hòa giải mâu thuẫn và xây dựng hòa bình, chương trình nghị sự WPS, lần đầu tiên được công nhận bởi bởi Nghị quyết 1325 (2000) của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cùng với Nghị quyết 9 sau đó, đã cung cấp một cách tiếp cận toàn diện để xây dựng hòa bình và an ninh thông qua bốn trụ cột - Phòng ngừa, Tham gia, Bảo vệ, Cứu trợ và Phục hồi - liên quan đến các quyền con người và phẩm giá của phụ nữ và trẻ em gái và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột để tạo ra hòa bình bền vững.

Hoài Nam
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm