UNDP đề xuất chương trình hỗ trợ tiền mặt cho người bị ảnh hưởng bởi COVID-19
TPHCM: Hơn 27 tỷ đồng hỗ trợ người lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 / Sẽ có chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động khó khăn do đại dịch COVID-19
Quy mô của gói gỗ trợ 26.000 tỷ còn quá nhỏ
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) mới đây đã công bố báo cáo “"Đánh giá nhanh việc thiết kế và thực hiện Gói hỗ trợ thứ hai của Chính phủ cho những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19”. Theo báo cáo này, UNDP cho rằng, gói hỗ trợ với ngân sách 26.000 tỷ mặc dù được Chính phủ ban hành kịp thời nhưng thiết kế quy mô còn quá nhỏ về tất cả các tiêu chí được sự dụng trong đánh giá này như nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và quy mô đối tượng.
Theo UNDP, tổng ngân sách chi cho gói hỗ trợ này của Việt Nam là 26.000 tỷ (chiếm 0,4% GDP) hàng năm là quá nhỏ, trong khi các nước láng giềng hiện đang chi cho gói hỗ trợ giống như này là 5% GDP. Bên cạnh đó, hiện Việt Nam cũng đặt trọng tâm quá nhiều vào chính sách tạm dừng đóng các khoản bảo hiểm xã hội; Chính sách hỗ trợ tiền mặt là quá nhỏ, không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng thứ tư COVID-19.
UNDP cũng cho biết, hiện các Chính sách hỗ trợ tiền mặt cho người lao động phi chính thức bị ảnh hưởng trong gói hỗ trợ 26.000 tỷ được thiết kế và thực hiện dựa vào chính quyền địa phương. Điều này hạn chế đáng kể khả năng đáp ứng nhu cầu của những người bị ảnh hưởng bởi làn sóng dịch bệnh thứ tư, đồng thời dẫn đến sự bất bình đẳng về đối xử các nhóm hưởng lợi ích giữa các tỉnh. Bên cạnh đó, các quy định về chi ngân sách và các yêu cầu về đăng ký cư trú đã hạn chế khả năng tiếp cận của nhiều người lao động nhập cư.
Thống kê kết quả giải ngân gói hỗ trợ thứ 2 sau hai tháng thực hiện tính đến ngày 31/8.
Bên cạnh đó, quy trình thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa trong gói hỗ trợ 2, tuy nhiên cách tiếp cận về xác định nhóm đối tượng được xử dụng trong thiết kế gói hỗ trợ 2 đã dẫn đến những qui định phức tạp về tiếp cận chính sách, gây khó khăn khi triển khai. Việc triển khai và quản lý vẫn chưa tận dụng được các công cụ điện tử và công nghệ thông tin, đặc biệt là trong việc tự đăng ký và thanh toán trực tuyến/điện tử.
Theo đánh giá của UNDP, việc thiết kế và thực hiện gói hỗ trợ thứ 2 của Chính phủ, có đến chín trong mười hộ (89,9%) vẫn chưa nhận được hỗ trợ do “khó khăn trong việc tiếp cận đơn xin hỗ trợ” hoặc “không có sự hướng dẫn của cán bộ địa phương”. Nghiên cứu đã xác định được ít nhất bốn nhóm người dễ bị tổn thương không có trong danh sách được hưởng lợi từ gói hỗ trợ thứ 2 của Chính phủ bao gồm: người di cư không có hộ khẩu; các hộ kinh doanh nhỏ không chính thức như chế biến thực phẩm và quán hàng ăn uống; người vô gia cư; và những người bị mất thu nhập do COVID-19 trước ngày quyết định về giãn cách xã hội được ban hành.
Kết quả thực tế giải ngân gói hỗ trợ 26.000 tỷ tính đến 31/8/2021.
Các báo cáo cũng chỉ ra, tác động của đại dịch ở Việt Nam là rất lớn. Do đó, gói hỗ trợ phải đủ để bảo vệ những người dễ bị tổn thương khỏi cú sốc kinh tế lớn này. Do những thách thức là chưa từng có và Chính phủ gần đây đã được Quốc hội trao quyền đặc biệt, có thể xem xét chương trình hỗ trợ tiền mặt mới với nguồn tài chính lớn hơn.
Bà Phạm Minh Thu (Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cho biết: “Mức hỗ trợ tiền mặt hàng tháng phải đạt mức sống tối thiểu” được xác định trong Chuẩn nghèo Quốc gia trong suốt thời kỳ cách ly và bao phủ tất cả mọi người, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương”.
Khuyến nghị cách thức triển khai chương trình hỗ trợ tiền mặt mới
Từ những vấn đề trên, UNDP đã đưa ra một số khuyến nghị trong đó đề cuất Chính phủ thực hiện ngay chương trình trợ cấp tiền mới để giải quyết tác động của làn sóng thứ. Cụ thể:
Tăng cường chương trình trợ cấp tiền mặt với ngân sách đủ lớn (kinh nghiệm quốc tế là khoảng 4-5% GDP hàng quý), thực hiện càng sớm càng tốt (quý IV năm nay hoặc chuẩn bị ứng phó với những làn sóng dịch COVID-19 trong năm 2022); Mức hỗ trợ tiền mặt hàng tháng phải ở mức “mức sống tối thiểu” do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định và thời gian hỗ trợ tiền mặt tương ứng với thời gian cách ly cộng đồng;
Phương pháp xác định đối tượng theo “nhóm/cá nhân khác” dựa trên cơ sở “tự đăng ký” và “xác minh” của chính quyền địa phương, lý tưởng là thông qua các phương tiện kỹ thuật số.
Trong trung hạn, đẩy nhanh việc cải cách các chính sách và chương trình trợ giúp xã hội để trở nên toàn diện hơn và phản ứng nhanh hơn với các cú sốc, bằng cách: Chuyển đổi các chương trình trợ cấp tiền mặt khẩn cấp hiện có dựa trên các rủi ro đơn lẻ/qui mô nhỏ thành các chương trình ứng phó các rủi ro/cú sốc tác động trên diện rộng - đến nhiều người.
Bổ sung “Quỹ Dự phòng” ở cả cấp trung ương và địa phương. Quĩ này được phân bổ từ ngân sách nhà nước (ở cả hai cấp) hàng năm, chỉ được giải ngân/sử dụng khi đáp ứng các tiêu chí khẩn cấp quy mô lớn nêu trên, và phần ngân sách không được sử dụng sẽ được tích dồn cho các năm sau.
Chuyển từ hệ thống bảo trợ xã hội theo nơi đăng ký cư trú, dễ bỏ sót đối tượng lao động nhập cư, sang một hệ thống dựa trên đăng ký cư dân cấp quốc gia, ví dụ như thông qua số hóa việc đăng ký và xác minh đủ điều kiện đăng ký các hỗ trợ được thực hiện bằng các công nghệ thanh toán kỹ thuật số.
End of content
Không có tin nào tiếp theo