Vốn vào nông nghiệp công nghệ cao gặp nhiều rào cản
Gỡ “điểm nghẽn” liên kết, tiêu thụ nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long / Giải ngân vốn đầu tư công: Kinh nghiệm của tốp đầu
Dưa lưới thêm ngọt nhờ ứng dụng công nghệ cao
Tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, với mức thu đến 2-3 tỷ đồng/ha mỗi năm, mô hình trồng dưa lưới và dưa vàng thơm trong nhà màng ở Tuyên Quang, đang mở ra triển vọng lớn trongsản xuất nông nghiệpcho bà con nông dân nơi đây
Mô hình trồng dưa lưới tại huyện Sơn Dương xuất hiện như một điểm nhấn trong một bức tranh rừng núi hùng vĩ. Người tạo ra bức tranh độc đáo này là anh Nguyễn Việt Lâm, người đầu tiên trồng dưa lưới trong nhà màng tại đây. Trồng dưa lưới từ năm 2017 với diện tích chưa tới 1.000m2, tuy nhiên anh đã có khởi đầu không mấy thành công.
"Kỹ thuật không có, vốn cạn. Chính cái vườn mình đang ngồi đây 3.000 gốc dưa thì phải bỏ đi 800 gốc. Chỉ thu lại 1.200 gốc, sai sót về kỹ thuật. Cây dưa chuẩn bị đến lúc thu cứ 1,5kg đến 2kg 1 quả, toàn bộ là cây héo chết hết, không có độ ngọt, đã phải đem đổ bỏ", anh Nguyễn Việt Lâm - Giám đốc Công ty TNHH hữu hạn 1 thành viên Green Fram cho biết.
Năm 2020, nhờ tiếp cận được nguồn vốn vay 500 triệu từ Ngân hàng Agribank huyện Sơn Dương, anh Lâm đã đầu tư xây dựng riêng vườn khảo nghiệm các giống dưa mới.
Anh Nguyễn Việt Lâm cho hay: "Có tiền để xây dựng vườn khảo nghiệm đó. Mình có thử nghiệm các quy trình tưới, quy trình dinh dưỡng, thử nghiệm các loại giống để tìm ra con giống tốt, có thể chống chịu được sâu bệnh hoặc dễ tính để dễ canh tác, phù hợp với thị trường".
Dưa vàng, dưa trắng và cả dưa xanh… có rất nhiều giống dưa đã được anh Lâm thử nghiệm thành công tại khu vườn này. Cùng với điểm tựa từ ngân hàng, anh đã nhân rộng mô hình dưa lưới từ 1.000 lên 8.000 m2.
Anh Lâm cũng có điều kiện đi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ vậy, mà những gốc dưa sau này rất ít bị sâu bệnh, năng suất cao và ổn định, đặc biệt là có độ ngọt cao, được khách hàng ưa chuộng.
"Hiện tại chúng tôi đã có nhiều đơn vị bao tiêu vào các hợp tác xã, siêu thị lớn… Ngoài ra thì còn chợ đầu mối phía Nam Hải Phòng hay chợ đầu mối Long Biên có khách hàng cao cấp đang đặt hàng. Nguồn hàng chúng tôi ổn định, giá dao động từ 27.000 - 32.000 nghìn đồng mua trọn vườn, anh Nguyễn Việt Lâm nói.
Năm 2023, dự kiến anh Lâm sẽ thu về gần 3 tỷ đồng từ mô hình trồng dưa lưới, tạo công ăn việc làm cho 8 lao động địa phương và tô điểm cho bức tranh kinh tế của vùng núi cao Sơn Dương, Tuyên Quang.
Nông dân làm nông nghiệp công nghệ cao còn khó tiếp cận nguồn vốn
Anh Nguyễn Việt Lâm là người rất may mắn khi tiếp cận nguồn vốn một ngân hàng một cách dễ dàng để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Hiện cả nước có 22 khu nông nghiệp công nghệ cao. Công nghệ giúp doanh nghiệp nông nghiệp tăng từ 15 - 30% hiệu quả kinh tế. Giúp người nông dân gia tăng thêm 30% giá trị nông sản. Tuy nhiên dòng vốn đổ vào lĩnh vực này vẫn còn khá khiêm tốn.
Đánh giá về những khó khăn khiến người nông dân khó tín cận nguồn vốn sản xuất công nghệ cao, bà Nguyễn Thị Thành Thực - Chủ tịch Cty Bagico Bắc Giang cho rằng: "Chúng ta khái niêm nông nghiệp công nghệ cao là gì. Những công nghệ nào được nằm trong diện ưu tiên hoặc được hỗ trợ hoặc hưởng chính sách đó. Ví dụ, ngân hàng cho vay, đôi khi những công nghệ cao không rõ ràng hoặc là cái gì đó rất mới. Nếu cho vay theo kiểu truyền thống hoặc đầu tư theo kiểu ruyền thống người ta cũng cần cân nhắc, bởi ngân hàng cũng là một doanh nghiệp kinh doanh".
Ngoài ra, theo bà Nguyễn Thị Thành Thực, lý do khiến người nông dân sản xuất công nghệ cao khó tiếp cận nguồn vốn nữa đó là khi thuyết trình phương án đầu tư, kinh doanh để tiếp cận các nguồn vốn còn bị ràng buộc bởi kiến thức và kinh nghiệm để đáp ứng được.
"Mặc dù họ làm rất thật nhưng họ không biết mô tả để đáp ứng được hồ sơ để đạt được yêu cầu đó", bà Thực nói.
Điểm tựa tài chính hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu
Mặc dù việc tiếp cận sản xuất nông nghiệp cao còn khó nhưng cũng đã có những câu chuyện về sự gắn bó lâu dài giữa ngân hàng với doanh nghiệp để cùng song hành áp dụng công nghệ để cải tiến sản xuất, tạo hiệu quả kinh tế rõ rệt. Ngân hàng cũng đã thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay từ 0,5% đến 1,5%/năm cho khách hàng tùy từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp của Công ty Cổ phầnXuất nhập khẩu thuỷ sảnThanh Hoá là một ví dụ. Nhờ vào nguồn vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp đã tiếp tục cải tiến công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao sản lượng ngao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi châu Âu.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản Thanh Hoá cho biết, mất 2 năm dốc hết nguồn lực với sự đồng hành của ngân hàng, khoản vay từ vài trăm triệu, rồi cả chục tỷ đồng, cuối cùng, sản phẩm ngao luộc chín mà vẫn đóng miệng của doanh nghiệp đã đủ mọi tiêu chuẩn xuất đi châu Âu.
Ngân hàng đã chủ động giảm lãi suất hơn 2%, cộng thêm sự ưu đãi về tỷ giá, doanh nghiệp tiết giảm cả trăm triệu đồng mỗi năm. Có điểm tựa tài chính vững chắc, sản lượng xuất khẩu ngao của doanh nghiệp hiện tăng gần gấp 10 lần so với thời điểm khởi đầu, chiếm 40% tổng sản lượng xuất khẩu ngao của cả nước.
Chị Hà Thị Huê - nhân viên Tổ tiếp nhận nguyên liệu Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản Thanh Hoá cho biết: "Trước đây công ty chưa đầu tư máy móc thiết bị thì làm vất, tay chân nhiều. Từ khi máy móc nhiều thì đỡ lắm, mà thu nhập ổn định".
Ngao "cười", người khóc sẽ chỉ là khó khăn của hơn 10 năm trước. Giờ đây, những con ngao luộc chín vẫn đóng miệng - được xuất khẩu đi thị trường châu Âu mỗi ngày tạo sự an tâm, hứng khởi cho toàn thể người lao động tại doanh nghiệp này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo