Vụ mua bán 100 USD ở Cần Thơ: Trả lại tài sản cho dân dù đã sung công quỹ
Vụ mua bán 100 USD ở Cần Thơ: Thêm dầu vào lửa / Hàng trăm người dân Đà Lạt được khám bệnh miễn phí
Ông Lực viết "...Vụ việc kéo dài khiến gia đình, công ty của tôi chịu nhiều thiệt hại nặng nề, đời sống kinh doanh bị ảnh hưởng..."
Ông Lê Hồng Lực có đơn khiếu nại gửi UBNDTP Cần Thơ (Ảnh: Tuổi trẻ)
Sau 9 tháng, kể từ ngày Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT), Công an TP Cần Thơ bắt quả tang mua bán 100 USD tại tiệm vàng Thảo Lực đến nay, mới thấy "hành trình" đi tìm sự thật của việc mua bán, hay đổi 100 USD của Công an TP Cần Thơ, từng suýt đẩy ông Lực vào con đường lao lý.
Trưa ngày 30/1/2018, Phòng Cảnh sát Kinh tế CSKT bắt quả tang ông Lê Hồng Lực, chủ tiệm vàng Thảo Lực ( 40 Nguyễn Đức Cảnh, Quận Ninh Kiều) mua 100 USD của ông Nguyễn Cà Rê.
Theo trình bày của ông Lực, do tiệm vàng của mình không có giấp phép kinh doanh ngoại tệ, nên ông đã không đồng ý đổi cho ông Cà Rê. Tuy nhiên, ông Cà Rê năn nỉ là kẹt tiền trả xe, thương tình nên ông Lực đã đổi cho ông Rê.
Phòng CSKT đã tiến hành khám xét nhà ông Lê Hồng Lực theo Quyết định số 14. Ông Dương Tấn Hiển- Chủ tịch UBND Quận Ninh Kiều ký ngày 24/1/2018.
Điều đáng lưu ý là, quyết định khám xét nhà ông Lực đã được đánh máy sẵn, chỉ số quyết định, ngày ký, thời gian khám xét là viết bằng chữ.Quyết định này được ký trước khi khám xét nhà ông Lực những 6 ngày.
Ngoài việc thu giữ tang vật vi phạm hành chính là 100 USD, Phòng Cảnh sát thu giữ 20 viên kim cương (hạt xoàn); 19.916 viên đá nhân tạo, camera, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của doanh nghiệp Thảo Lực.
Khi Phòng CSKT khám xét nhà ông Lực lại không lập biên bản mà 8 tháng sau mới lập bien bản. Đó là điều bất thường.
Phòng CSKT "ngâm" vụ án 100 USD" suốt 7 tháng trời.
Trong thời gian này, Phòng CSKT có 2 lần gia hạn với quyết định "kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật...." với lý do là "Để làm rõ các tình tiết vụ việc".
Sau hai lần ra quyết định "gia hạn", ngày 29/3/2018, Phòng CSKT ra quyết định "chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu phạm tội trốn thuế" sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tiệm vàng Thảo Lực.
4 tháng sau, ngày 18/7 Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an TP Cần Thơ ra thông báo về "kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm". Quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với ông Lê Hồng Lực về tội trốn thuế.
Đường đi của việc "đổi chác" 100 USD đã suýt đẩy ông Lê Hồng Lực từ hành vi vi phạm hành chính sang vi phạm hình sự với tội trốn thuế. Rồi lại quay về "tội trạng" ban đầu là vi phạm hành chính.
Suốt hơn 7 tháng trời, ông Lê Hồng Lực như "ngồi trên ngọn lửa".
Hai tháng sau khi "đình" tội trốn thuế, ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ ký quyết định xử phạt tiệm vàng Thảo Lực. Lý do là: Vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sản xuất hàng hóa không công bố tiêu chuẩn được áp dụng theo quy định; sản xuất hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
Ngoài việc tịch thu 20 viên kim cương (hạt xoàn); 19.910 viên đá nhân tạo, trị giá gần nửa tỷ đồng; buộc tái chế số vàng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng theo Điểm a Khoản 6 Điều 17 Nghị định 119/2017... Tổng số tiền Công ty Thảo Lực phải nộp là 295 triệu đồng.
Số hạt xoàn và đá nhân tạo mà Phòng CSKT tịch thu, UBND TP Cần Thơ quyết định sung công quỹ, theo ông Lực trình bày là tài sản riêng, không phải hình thành từ hành vi phạm mua bán 100 USD.
Số hạt xoàn và đá nhân tạo không phải là hàng quốc cấm để UBND TP Càn Thơ quyết định tịch thu, sung công quỹ.
Câu chuyện "lắt léo" của 100 USD làm nóng nghị trường Quốc hội. Sau khi Thượng tướng Tô Lâm- Bộ trưởng Bộ Công an, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội rằng, ông Lực không chứng minh được giấy phép buôn bán ngoại tệ, nguồn gốc hàng hóa. Công an TP Cần Thơ có đủ căn cứ, chứng minh vi phạm hành chính và UBND TP Cần Thơ đã quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi này.
Chủ tịch Quốc hội- Nguyễn Thị Kim Ngân nhận định: Việc khám xét nhà phải đúng luật, xử phạt phải đúng thời gian. Việc này báo chí, dư luận rất quan tâm, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét lại, quy định gì không đúng, không phù hợp, chúng ta sửa lại cho dân nhờ".
Đoàn Luật sư TP Cần Thơ cũng gửi van bản tới UBND TP Cần Thơ (Ảnh: Tuổi trẻ)
Dư luận cho rằng, nếu là tài sản cá nhân mà giờ bắt người dân phải chứng minh nguồn gốc hàng hóa thì quả là đánh đố với dân.
Người dân vẫn có thói quen giữ vàng và ngoại tệ gọi là "của để dành". Trong khi Chính phủ đang có chủ trương huy động vàng và ngoại tệ trong dân, người dân có tâm lý sợ hãi khi bị truy hỏi nguồn gốc tài sản tích lũy đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo