Xã hội

Đầu năm xông đất “Làng Hoa hậu”

DNVN – Làng Chi Nê nay là làng Cầu Thôn, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) là quê của Tân Hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà. Sau khi Đỗ Thị Hà đăng quang, người dân trong vùng thường gọi ngôi làng này với một cái tên thú vị “Làng Hoa hậu”.

Quảng Ninh: Từ 6h ngày 8/2 sẽ tạm dừng hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh / Điểm tin Covid-19 tối 8/2: Thêm 45 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, TP.HCM 25 ca

Làng Chi Nê có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử và lòng hiếu học. Mặc dù điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhưng người Chi Nê luôn coi trọng học vấn, làng có rất nhiều người đỗ đạt và thành danh ở khắp mọi miền tổ quốc. Nơi đây còn có nghề nấu rượu gạo truyền thống. Theo các cụ cao niên trong làng thì nghề nấu rượu ở Chi Nê có lịch sử từ triều Lý cách đây khoảng 1.000 năm, đến triều Nguyễn, Chi Nê là nơi nấu rượu cung phụng các chúa Nguyễn ở Gia Miêu Ngoại Trang, nên rượu Chi Nê còn được gọi là rượu “Tiến Vua”. Thiên nhiên ban tặng cho Chi Nê nguồn nước quý làm nên thứ rượu trứ danh; nơi đây người trong vùng còn trầm trồ vì làng có rất nhiều mỹ nữ nức tiếng. Vì vậy, Chi Nê còn được gọi với cái tên vui là làng “Rượu ngon và gái đẹp”!


Cụm di tích đình làng nơi diễn ra các hoạt động vui chơi dịp Tết.
Làng có rất nhiều di tích như chùa; nghè Chính (thờ tướng quân thời Lý Nguyễn Trọng Vinh); cụm di tích đình làng và phủ Chi Nê (thờ bà chúa triều Nguyễn là Nguyễn Thị Khánh Toàn). Qua thời gian, ngôi chùa đã không còn, nghè Chính và phủ Chi Nê đã được người dân xây dựng lại. Gắn liền với các di tích lịch sử, làng Chi Nê còn có nhiều lễ hội đặc sắc như hát bội, lễ rước Bóng (rước kiệu) từ đình làng lên đỉnh núi, chạy thẻ (chạy thi dưới ruộng), kéo co, nấu cơm thi…

Tết là dịp làng Chi Nê tổ chức nhiều hoạt động văn hóa truyền thống. Cụm di tích đình làng và phủ Chi Nê diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi như chơi đu, cờ người, bài điếm, kéo co, nấu cơm thi… Đặc biệt có hai trò chơi dân gian rất riêng của làng là đánh ké và chạy thẻ. Đánh ké là người chơi dùng 5 đồng tiền chinh, người chủ ké gieo 5 đồng tiền, nếu sấp nhiều hơn ngửa thì chủ ké được, ngược lại thì người chủ ké thua. Số tiền chơi nhỏ, mang tính giải trí và cầu may. Chạy thẻ được tổ chức vào ngày mồng 2 Tết Nguyên đán. Nam, nữ trong làng sẽ tập trung chạy thi từ đình làng, băng qua ao đình và qua hai cánh đồng. Người Chi Nê quan niệm, ruộng nhà ai mà được nam thanh, nữ tú chạy qua thì năm đó sẽ vụ mùa bội thu, nhất là những mảnh ruộng mới gieo cấy. Đây là hoạt động tôn vinh nét đẹp trong lao động sản xuất nông nghiệp của người Chi Nê.

Chạy thẻ là hội thi truyền thống rất riêng của làng Chi Nê.

Chạy thẻ là hội thi truyền thống rất riêng của làng Chi Nê.

Chạy Thẻ là hội thi truyền thống rất riêng của làng Chi Nê.

Tết Tân Sửu, phóng viên Doanh nghiệp Việt nam có dịp về “xông đất” làng Chi Nê – “Làng Hoa hậu”. Ấn tượng đầu tiên là làng đã khoác lên mình một diện mạo mới. Đường làng phong quang, sạch đẹp; con đường đi vào làng treo băng rôn “Chào mừng Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà”; dọc hai bên đường rợp cờ, hoa. Sau khi Đỗ Thị Hà đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2020, nhân dân đã huy động đóng góp để xây dựng hệ thống đèn cao áp dọc các con đường, đình và phủ.


Lễ hội rước Bóng truyền thống của làng Chi Nê.

Lễ hội rước Bóng (rước kiệu) truyền thống của làng Chi Nê.

Thiếu nữ làng Chi Nê trong đội rước kiệu lễ hội truyền thống 27 tháng Giêng của làng.

Thiếu nữ làng Chi Nê trong đội rước kiệu lễ hội truyền thống 27 tháng Giêng của làng.

Phối cảnh nghè Chính đang được người dân Chi Nê kêu gọi xây dựng lại.

Phối cảnh nghè Chính đang được người dân Chi Nê kêu gọi xây dựng lại.

Tại cụm đình làng và phủ Chi Nê, các hoạt động văn hóa đã hạn chế do dịch bệnh Covid-19; ban đại diện của làng tổ chức các nghi thức dâng hương thành kính tới thành hoàng làng và phủ Chi Nê. Anh Nguyễn Văn Công, cán bộ tư pháp xã Cầu Lộc cùng ban đại diện của làng đang dâng hương tại đình và phủ chia sẻ: “Cụm đình làng và phủ sau thời gian đã xuống cấp, nhất là nghè Chính và phủ Chi Nê. Chúng tôi đang vận động các cá nhân, tổ chức đóng góp xây dựng lại; đặc biệt khảo cứu các cứ liệu lịch sử về bà chúa Nguyễn Thị Khánh Toàn để tiến hành lập hồ sơ công nhận di tích lịch sử”.


Các em nhỏ đến tặng hoa và chụp ảnh cùng chị Hà.

Các em nhỏ trong làng đến tặng hoa và chụp ảnh cùng chị Hà.

Tới thăm và chúc tết gia đình Hoa hậu Đỗ Thị Hà, nhiều em nhỏ trong làng háo hức để được vào tặng hoa và chụp ảnh với chị Hà. Từ khi đăng quang, đây là dịp Đỗ Thị Hà có thời gian ấm áp bên gia đình riêng, đón Tết Tân Sửu cùng gia đình.

Nhóm phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam rất vui vì được Hoa hậu Đỗ Thị Hà gửi lời chúc mừng nhân dịp năm mới. Mời chúng tôi ly rượu Chi Nê truyền thống nhân dịp đầu năm mới, ông Đỗ Văn Tào, bố của Hoa hậu Đỗ Thị Hà chia sẻ: “Từ khi cháu đăng quang, gia đình chúng tôi rất bận bịu vì tham gia cùng với cháu ở rất nhiều sự kiện, tiếp nhiều đoàn khách đến thăm. Mặc dù vậy, cả gia đình đều rất vui vì cháu Hà đạt danh hiệu cao quý. Đây là niềm vinh dự cho gia đình tôi và làng xóm. Gia đình luôn răn dạy cháu phải biết hoàn thiện mình, sống có trách nhiệm và không ngừng học hỏi để hướng tới những thành công mới”.

Cầu chúc đất nước vượt qua dịch bệnh, hiện thực hóa khát vọng hùng cường!
“Nhân dịp năm mới 2021 Hà cầu chúc đất nước sẽ vững vàng để vượt qua đại dịch Covid-19, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước hiện thực hóa khát vọng hùng cường. Với vai trò, trách nhiệm Hoa hậu Việt Nam, Hà cũng như thế hệ trẻ mong muốn và luôn nỗ lực hết sức mình, góp phần xây dựng, bảo vệ tổ quốc; xây dựng hình ảnh tốt đẹp của con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Nhân dịp năm mới Tân Sửu, Hà xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới mọi nhà. Chúc Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam lời chúc thành công”!
Hoa hậu Đỗ Thị Hà!



Quang Minh – Ngọc Cảnh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm