Xã hội

TP.HCM có nguy cơ bùng phát dịch rất lớn, người dân cần đề phòng ở mức cao nhất

DNVN - Tính đến chiều 28/1, TP.HCM xác định được 7 trường hợp F1 của bệnh nhân 1553 và sẽ có kết quả xét nghiệm trong tối nay. Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh đánh giá TP.HCM có nguy cơ bùng phát dịch rất lớn, người dân cần đề phòng ở mức cao nhất.

Chủ động ứng phó COVID-19, Đà Nẵng tạm dừng tháo dỡ Bệnh viện Dã chiến tại Cung Thể thao Tiên Sơn / Thừa Thiên Huế: Tạm dừng hoạt động vận tải hành khách đi và đến Hải Dương, Quảng Ninh

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM vào chiều 28/1, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM kêu gọi người dân trên địa bàn tự nguyện khai báo y tế nếu có tiếp xúc với các ca nghi nhiễm hoặc trở về từ hai địa phương này.

GS.TS ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, qua thông tin từ Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã xác định được 7 trường hợp F1 liên quan đếnbệnh nhân 1553. Trong đó 6 người cùng tham dự hội nghị khách hàng điện máy tại Khách sạn Mường Thanh (Quảng Ninh) với bệnh nhân vào ngày 19/1.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế TP.HCM, báo cáo tình hình dịch Covid-19 tại TP - Ảnh: Trung tâm báo chí TP.HCM

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, báo cáo tình hình dịch Covid-19 tại thành phố. (Ảnh: Trung tâm báo chí TP.HCM)

Cụ thể, có 2 trường hợp ở Quận 5, 2 trường hợp ở Quận 10, 1 trường hợp ở Quận 6 và 1 trường hợp ởquận Tân Phú. Ngoài ra, có 1 nhân viên sân bay Vân Đồn đã di chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh ngày 27/1 và lưu trú tại thành phố Thủ Đức.

Hiện 7 trường hợp này đều đã được lấy mẫu xét nghiệm, đưa đi cách ly tập trung. Đến 18 giờ ngày 28/1, có 6 mẫu xét nghiệm đã có kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2, 1 trường hợp đang chờ kết quả.

Đồng thời, ngành y tế cũng xác định được 46 trường hợp F2, đã được cách ly tại nhà và xét nghiệm kiểm tra.

Theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương điều tra, truy vết các trường hợp tiếp xúc với các ca nhiễm.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, đợt bùng phát dịch lần này gây nguy cơ lớn cho TP.HCM. Đặc biệt, giao thương giữa TP.HCM với Hà Nội rất lớn, đường bay giữa hai thành phố là một trong hai đường bay nội địa đông nhất trên thế giới.

"Khi có sự cố, TP.HCM có nguy cơ lớn, chúng ta phải đề phòng ở mức cao”, ông Bỉnh nhấn mạnh.

Ông Võ Văn Hoan - phó chủ tịch UBND TP.HCM - phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp - Ảnh: Trung tâm báo chí TP.HCM

Ông Võ Văn Hoan - phó chủ tịch UBND TP.HCM - phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. (Ảnh: Trung tâm báo chí TP.HCM)

Cũng trong chiều ngày 28/1, tại cuộc họp với các địa phương về Covid-19, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đã yêu cầu các đơn vị kích hoạt lại toàn bộ hệ thống phòng chống dịch bệnh trên tức cả các lĩnh vực.

Theo ông Hoan, việc xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 tại Hải Dương và Quảng Ninh gây nguy cơ rất lớn lây lan dịch trong cộng đồng, trong đó có TP.HCM."Nguy cơ nguồn lây nhiễm xâm nhập vào thành phố là rất rõ, đòi hỏi chúng ta phải tăng cường công tác kiểm soát", ông Hoan cho hay.

Ông Hoan đề nghị ngành y tế, các địa phương, đơn vị trên địa bàn TP.HCM kích hoạt lại toàn bộ hệ thống phòng chống dịch bệnh ở từng địa bàn, từng cơ quan, từng lĩnh vực.Quận huyện nào còn đang phân tán phải bố trí lại, sẵn sàng cho việc phòng chống dịch.

Không chỉ thế, Phó chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu phải tăng cường giám sát nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cho cộng đồng bằng cách xét nghiệm sàng lọc nhóm đối tượng có nguy cơ cao như tại trường học, nhà ga, sân bay, khu vực đông công nhân…Tăng cường đảm bảo công tác an toàn phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Song song đó, ông Hoan cho rằng những sự kiện dự kiến tổ chức cứ thực hiện bình thường nhưng phải thực hiện nghiêm biện pháp phòng chống dịch. Địa phương nào nếu đánh giá hoạt động gây nguy cơ lớn thì thực hiện việc không tụ tập đông người, giãn cách, cho phép ít người tham dự.

Những trường hợp hội nghị nếu chưa có chủ trương tổ chức thì tạm thời không lên kế hoạch thực hiện, cần ưu tiên ứng phó dịch bệnh.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM cũng đề nghị các đơn vị, sở ngành phải thông tin chính xác rộng rãi đến người dân. Không để người dân hoang mang, lo lắng nhưng cũng không để mọi người chủ quan, lơ là.Bên cạnh đó, cần vận động người dân chủ động khai báo y tế đối với những trường hợp đã qua khu vực có dịch.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm