Xây dựng thế trận y tế ứng phó với biến thể Omicron
WHO, CDC Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến chủng Omicron / Sáng 3/12: Có 6.600 bệnh nhân COVID-19 nặng; các địa phương chủ động ứng phó với biến chủng mới Omicron
Theo kế hoạch, UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị các cửa khẩu hàng không, hàng hải thực hiện nghiêm quy định về kiểm dịch y tế quốc tế, đặc biệt yêu cầu hành khách chuyến bay quốc tể phải có xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh, tổ chức cách ly kiểm dịch, xét nghiệm kiểm tra SARS-CoV-2 theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đặc biệt lưu ý đối với các chuyến bay, chuyến tàu xuất phát hoặc có hành khách đến từ các quốc gia đang có sự xuất hiện của biến thể Omicron sẽ bắt buộc cách ly tập trung đối với người nhập cảnh từ các quốc gia này (không cho phép cách ly tại nhà), bất kể tiền sử đã tiêm vaccine hoặc đã mắc COVID-19 trước đó.
Hình minh họa.
Tổ chức các hoạt động theo dõi sức khỏe, tầm soát, sàng lọc tại cơ sở y tế, trong cộng đồng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Từ đó, phát hiện và thông báo sớm cho cơ quan chức năng những trường họp nghi ngờ mắc COVID-19 có liên quan đến người nhập cảnh, trường hợp nghi ngờ tái nhiễm COVID-19 để thực hiện xét nghiệm kiểm tra; trong đó có thể có những trường hợp không phát hiện nhiễm trong quá trình cách ly kiểm dịch sau nhập cảnh.
Các phòng xét nghiệm chủ động phát hiện sớm trường hợp nhiễm biến thế Omicron bằng cách xem xét dấu hiệu thiếu gene S trong các mẫu xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2. Thực hiện xét nghiệm giải trình tự gene tất cả các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 thuộc nhóm người nhập cảnh trong vòng 28 ngày và người tái nhiễm COVID-19.
Khi phát hiện các trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại thành phố thì các cơ quan phải tập trung điều tra truy vết tìm nguồn lây ban đầu và người tiếp xúc gần để khẩn trương xử lý dập dịch, cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Tùy theo mức độ nguy hiểm về khả năng lây lan và gây bệnh nặng của biến thể Omicron được cập nhật, kịp thời triển khai các biện pháp kiểm soát dịch tương ứng như truy vết, cách ly tập trung nghiêm ngặt đối với người tiếp xúc gần (F1).
Bên cạnh đó, UBND TP Hồ Chí Minh cũng yêu cầu TP. Thủ Đức và các quận, huyện xây dựng kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và có kế hoạch cung cấp oxy y tế cho các trạm y tế phường, xã, thị trấn để đáp ứng với các cấp độ dịch. Mỗi địa bàn cấp huyện sẽ phát triển thêm bệnh viện dã chiến (tầng 2) hoặc cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 (tầng 1).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo