Cần Thơ lần đầu tiên đưa Robot Corindus hỗ trợ can thiệp mạch máu cho bệnh nhân
DNVN - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ là được xem bệnh viện đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á đưa robot Corindus vào can thiệp mạch cho bệnh nhân. Từ đó việc thực hiện các ca can thiệp phức tạp có sự hỗ trợ của robot sẽ nhanh hơn thực hiện thủ thuật can thiệp bằng tay (đặc biệt đối với những ca can thiệp mạch vành cần đặt 2 stent).
Chưa thể kiểm soát được hoàn toàn dịch COVID-19 trước năm 2023 / Người dân còn lơ là việc tiêm nhắc vaccine phòng COVID-19
Tại buổi họp báo ngày 15/9, TS.BS Trần Chí Cường, Giám đốc BV Đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ cho biết, robot Corindus hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong các ca mổ, sử dụng robot này giúp bác sĩ giảm ảnh hưởng tác động của áo chì và tư thế đứng, giảm chấn thương cột sống cho các bác sĩ thực hiện thủ thuật chính và các chuyên gia có thể ngồi thoải mái trong phòng điều khiển để điều khiển thao tác của cánh tay robot tại phòng can thiệp, đặc biệt hiệu quả trong các ca phức tạp.
Can thiệp bằng robot giúp tăng độ chính xác và ổn định chất lượng trong can thiệp (đặc biệt là các ca tái tưới máu cấp cứu cho bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp hoặc nhồi máu cơ tim cấp). Thực hiện thủ thuật qua động mạch quay trái và động mạch quay phải dễ dàng giúp tăng tính tiện lợi cho bệnh nhân.
TS.BS Trần Chí Cường, Giám đốc BV Đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ trả lời với báo chí về tính năng và ưu việt của robot.
Ngoài ra, khả năng hỗ trợ đo đạc tính toán chính xác tổn thương hẹp mạch máu của robot làm giảm số lượng stent cần đặt và hỗ trợ bác sĩ chọn đúng kích thước stent do tính năng đo được độ dài tổn thương trực tiếp trong lòng mạch máu (đặc biệt là các tổn thương tại các vị trí mạch máu gấp khúc, đoạn cong).
Robot can thiệp mạch Corindus được bệnh viện S.I.S Cần Thơ đầu tư trị giá khoảng 1 triệu USD.
Thứ nhất là giảm tia bức xạ, “vì người ta thấy rằng, những bác sĩ can thiệp thường hay phát hiện ung thư não bên trái, đục thủy tinh thể, biến chứng cột sống do mang áo chì nặng trong thời gian dài”.
Thứ hai là giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay - đó là thiếu nhân lực trong can thiệp tim mạch, thần kinh. Nếu can thiệp bằng robot khi thực hiện thuần thục sẽ chỉ cần đội ngũ 2-3 người, trong khi với can thiệp thông thường sẽ cần ekip 6 - 7 người.
Trong tương lai, với tính năng có thể điều khiển từ xa (qua internet), robot Corindus sẽ tiếp cận đến tiêu chuẩn chất lượng can thiệp cho bệnh nhân trên toàn cầu, giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn giới hạn địa lý, kết nối với các bệnh viện trên thế giới đang sử dụng robot Corindus để can thiệp mạch.
Khánh Ngọc
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo