Trojan giả mạo Adobe Flash tấn công người dùng
(Thanh Niên) Cụ thể, Trojan: Win32/Preflayer không khai thác lỗ hổng bảo mật của Adobe Flash mà lợi dụng danh nghĩa của trình cắm này để lừa đảo người dùng.
Sau khi bị nhiễm Trojan này (qua thư điện tử và nhiều nguồn khác nhau), trang chủ mặc định trên trình duyệt Chrome, Firefox, Internet Explorer và Yandex sẽ bị điều hướng sang một trong hai website lừa đảo là www.anasayfada.net và www.heydex.com
Bằng cách hiển thị và dụ dỗ người dùng click vào những thông báo (pop up) giả mạo để nâng cấp Adobe Flash lên phiên bản mới nhất, một trình cài đặt giả mạo Adobe Flash bằng tiếng Thổ Nhĩ Kì sẽ hiện ra và tự động tải những mã độc khác về máy tính nạn nhân.
Microsoft khuyến cáo người dùng không click vào những cửa sổ Pop up. Nếu cần cập nhật cho Adobe Flash, người dùng nên truy cập đến website chính thức của Adobe.
Trong trường hợp đã bị lây nhiễm, người dùng có thể dùng phần mềm Microsoft Security Essential hoặc Microsoft Safety Scanner để gỡ bỏ Trojan: Win32/Preflayer.
Hồng Lĩnh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
CLIP: Rồng Komodo hạ gục trâu chỉ với một cú cắn chí mạng
Kỳ lạ Bộ tộc đã sống dưới nước hơn 15.000 năm, phổi và lá lách to hơn người bình thường
CLIP: Chú chó "nhận bài học đắt giá" khi tấn công nhím
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?