Trực thăng "made in VN" cất cánh: Thử rồi lại... cất kho?
Chiều ngày 26/7/2014, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Vimar Nguyễn - Việt Kiều Canada. Ông là người đã chế tạo ra chiếc máy bay VAM-1, được cấp phép thử nghiệm và thành công cách đây gần 10 năm. Sau đó, với những hoài bão, đam mê, và quyết tâm về một nền hàng không quốc gia phát triển, ông Vimar đã chế tạo chiếc máy bay thứ hai mang tên VAM-2.
Tuy nhiên, dù hiện đại hơn, hiệu quả hơn, nhưng VAM-2 vẫn có một kết cục đáng buồn - cho đến ngày hôm nay vẫn đang chờ đợi được cấp phép thử nghiệm.
Khi được hỏi về hiện trạng của chiếc VAM-2, ông Vimar Nguyễn chia sẻ: "Tôi cất nó trong kho của mình, lau chùi các bộ phận, bảo dưỡng động cơ theo định kỳ, lúc nào nó cũng trong tình trạng sẵn sàng cất cánh. Nhưng mình chỉ làm động tác này để mang tính kỷ niệm mà thôi. Còn tôi tin sẽ chẳng bao giờ VAM-2 được cất cánh lên bầu trời Việt. Và quan trọng hơn, cất cánh thử nghiệm rồi để làm gì?"
"Chế tạo một chiếc trực thăng cũng không khó, các nước trong khu vực và thậm chí là cả Việt Nam đã chế tạo được máy không người lái (UAV). Nhưng chúng ta nên nghĩ đến những thứ xa hơn, cất cánh lên chỉ để chứng minh ngưởi Việt làm được mọi thứ thì có lẽ đã phụ chất xám của chính người Việt quá. Quan trọng là chứng mình được rồi thì người ta sẽ sử dụng cái thành quả ấy như thế nào?"
- Ông Vimar bày tỏ.Vừa qua, dư luận đang chú ý đến việc "kỹ sư nông dân" Bùi Hiển (Bình Dương) chế tạo một chiếc trực thăng mini và đang rất gần với cơ hội được cấp phép thử nghiệm, ông Vimar cho biết: "Việc làm của anh Hiển là rất đáng khen, tôi biết anh Hiển có tài, có khả năng làm được một chiếc trực thăng bay được, bay hoàn hảo. Nhưng vấn đề là sau khi được thử nghiệm rồi thì sao? Có lời hứa nào đưa ra cho việc sẽ ứng dụng trực thăng mini ở Việt Nam hay anh Hiển sẽ tiếp tục cất vào kho
Các phương tiện bay cá nhân có rất nhiều ứng dụng. Và nói nôm na thì vùng trời cũng là một tài nguyên và nếu được khai thác thì nó cũng sẽ cung cấp ra rất nhiều lợi ích kinh tế. Nếu nói không phận là vấn đề quân sự, an ninh quốc gia, thì theo tôi cần nới lỏng việc này, bởi chúng ta không thiếu gì cách để vừa đảm bảo an ninh, vừa khai thác được tài nguyên ấy.
Về cách thức hoạt động cho máy bay cá nhân ở nước ngoài, ông Vimar Nguyễn cho biết ở những nước có ngành hàng không tư nhân phát triển, họ có một tổ chức chuyên trách về vấn đề bay thử nghiệm. Mỗi một phương tiện bay muốn được công nhận phải đáp ứng được các yêu cầu từ thấp đến khó. Sau đó sẽ được cấp chứng chỉ và giấy phép hoạt động, nó tương tự như bằng lái, nhưng có những quy định nghiêm ngặt hơn.
Chủ nhân của VAM-2, ông Vimar nhận định thêm: Có lẽ, chỉ đến khi Campuchia hoặc Lào phát triển hàng không cá nhân, Việt Nam mới có loại hình này để không thua kém.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Đi lạc' vào ổ ong bắp cày, rắn hổ mang chúa nhận cái kết tan xương nát thịt
Gia đình đặc biệt nhất Việt Nam có vợ và chồng đều là tướng nổi tiếng, trụ cột đất nước một thời
CLIP: Sư tử trổ tài săn 'kẻ bố đời' rồi nhận cái kết khó tin
Thanh bảo kiếm cõi âm mang 'lời nguyền chết chóc' của Hoàng đế Càn Long, mất 10 năm mới hoàn thành
An Giang: Người đàn ông nghèo trúng số hàng chục tỷ nhưng nhanh chóng bị vợ bỏ, lý do khiến ai cũng bức xúc
CLIP: Cuộc săn linh dương của rồng Komodo đầy kịch tính