Trung Quốc sẽ khởi động sứ mệnh của chiếc xe khám phá mặt trăng đầu tiên của mình vào thứ Hai, các phương tiện truyền thông nước này tuyên bố.
Một tên lửa sẽ mang chiếc xe nhiệm vụ có tên là “Thỏ Ngọc”, một nhân vật ngụ ngôn nổi tiếng của Trung Quốc, sẽ khởi hàng vào 17:30 ngày Chủ nhật (giờ GMT).
“Tên lửa Hằng Nga 3 có nhiệm vụ thực hiện sứ mệnh lên mặt trăng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương vào ngày 02/12”, đài truyền hình nhà nước CCTV của Trung Quốc xác nhận thông tin trên tài khoản Twitter chính thức của họ vào thứ Bày (30/11) vừa qua.
Hãng thông tấn chính thức Tân Hoa Xã cũng xác nhận ngày phóng tên lửa, trích dẫn các quan chức tại trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương.
Nếu thành công, vụ đưa xe nhiệm vụ lên mặt trăng sẽ đánh dấu một mốc quan trọng trong chương trình thám hiểm không gian của Trung Quốc, nhằm mục đích tạo ra một trạm không gian vĩnh viễn vào năm 2020 và cuối cùng là đưa người lên mặt trăng.
Tuy vậy, cho đến nay, công nghệ của Trung Quốc vẫn đang rất lạc hậu so với Mỹ và Nga.
Bắc Kinh xem chương trình không gian quân sự của mình như là một dấu hiệu chứng tỏ sức mạnh công nghệ và sự phát triển của họ đang đi đến tầm vóc toàn cầu, cũng giống như sự thành công của chính quyền trong việc xoay chuyển vận mệnh của một dân tộc từng rất nghèo khổ.
Trung Quốc trước đó đã gửi hai tàu thăm dò vào quỹ đạo mặt trăng, với bộ điều khiển đầu tiên của họ đã đâm vào bề mặt mặt trăng ở cuối nhiệm vụ.
Đầu vào tháng Mười, Bắc Kinh đã hiếm hoi công bố chương trình không gian bí mật của mình khi họ công khai hình ảnh chiếc xe khám phá mặt trăng sáu bánh của mình.
Chiếc xe sau đó được đã được đặt tên là Yutu, hay còn gọi là Thỏ Ngọc, thông qua một cuộc thăm dò trực tuyến và được 3 triệu người bình chọn.
Cái tên xuất phát từ một huyền thoại cổ xưa của Trung Quốc về một con thỏ trắng sống trên mặt trăng, và là con vật cưng của Hằng Nga, một nữ thần mặt trăng đã uống một viên thuốc bất tử.
Ouyang Ziyuan, người đứng đầu dự án xe khám phá mặt trăng, nói với Tân Hoa Xã hồi đầu tuần này rằng niềm tin cổ xưa này đã tác động đến niềm tin tâm linh của người Trung Quốc. "Có một số đốm đen trên bề mặt của mặt trăng. Người cổ đại của chúng tôi tưởng tượng đó là một cung điện mặt trăng, cây đa, và một con thỏ ngọc", ông nói.
Viện Nghiên cứu Cơ khí Không gian Thượng Hải đã thiết kế chiếc xe khám phá mặt trăng. Họ tuyên bố đã có nhiều đột phá công nghệ được thực hiện trên chiếc xe.
Viện nghiên cứu ở Thượng Hải là một đơn vị của Công ty Công nghệ và Khoa học Không gian, có liên kết với quân đội, cho biết những tiến bộ bao gồm hệ thống điều hướng tự động và cách các bánh xe có thể bám chặt vào bề mặt đất bột của mặt trăng.
Nó có thể leo lên nghiêng lên đến 30 độ và di chuyển lên đến 200 mét mỗi giờ, theo Viện ngày cho biết.
InforNet