Khám phá

Trung Quốc tự chế hệ điều hành nguồn mở

Để hạn chế sử dụng các phần mềm của các nước Tây Âu, Trung Quốc đã lên kế hoạch tự xây dựng hệ điều hành nguồn mở.

(VnMedia) Bước đầu, Trung Quốc sẽ làm việc với hãng phần mềm Canonical để xây dựng hệ điều hành nguồn mở tùy biến cho người dùng Trung Quốc. Hai bên sẽ cùng hợp tác để tạo ra một phiên bản của hệ điều hành Ubuntu có tên gọi Kylin. Phiên bản này sẽ phát hành vào tháng 4 tới.

Đây là một phần của kế hoạch 5 năm của Trung Quốc để khuyến khích người dùng sử dụng phần mềm nguồn mở. Phần mềm này sẽ cho phép người dùng truy cập nhiều hơn đến các hoạt động nội tại bên trong của chúng để họ có thể tự chỉnh sửa theo nhu cầu của mình.

Phiên bản đầu tiên của Ubuntu Kylin được áp dụng cho máy tính để bàn và laptop. Cũng như sử dụng bộ ký tự của Trung Quốc, Kylin sẽ hỗ trợ nhiều hơn để người Trung Quốc tương tác với máy tính.

Các phiên bản đầy đủ trong tương lai sẽ gồm các công cụ cho phép người dùng sử dụng các dịch vụ web phổ biến của Trung Quốc như bản đồ Baidu, dịch vụ mua sắm Taobao cũng như phiên bản chương trình Office và công cụ quản lý hình ảnh, trực tiếp từ màn hình chính của hệ điều hành Ubuntu.

Mã lập trình sẽ được tạo ra tại phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh với các nhân viên đến từ công ty Canonical và một số cơ quan nghiên cứu và phát triển (R&D) của Trung Quốc.

Canonical đang làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc trên phiên bản Kylin chạy trên các máy chủ, để các website, các gian hàng trực tuyến và và các hãng cung cấp hosting có thể áp dụng phần mềm này.

Động thái kể trên được xem như nỗ lực của Trung Quốc để tránh sử dụng phần mềm của Phương Tây và ủng hộ sử dụng sản phẩm “cây nhà lá vườn”.

Ubuntu được phát triển dựa trên hệ điều hành Linux. Việc sử dụng và phát triển chúng đều hoàn toàn mở, tức là có thể chia sẻ mã lập trình cốt lõi. Điều này hoàn toàn trái ngược với các nền tảng khép kín của Microsoft và Apple – các phần mềm của hãng này thường không cho phép truy cập vào mã nguồn của hệ điều hành.

 

 

Hồng Lĩnh

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo