Trường bỏ hoang, trẻ em học nhờ nhà văn hóa
Tháng 10/2010, người dân xã miền núi Nghĩa Dũng và Nghĩa Hợp (Tân Kỳ, Nghệ An) vui mừng chứng kiến lễ khởi công xây dựng trường tiểu học mới để phục vụ con em hai xã. Trước khi thi công, trường cũ bị dỡ bỏ để lấy mặt bằng. Học sinh phải đi học nhờ các nhà văn hóa xóm rải rác trên diện tích hơn 10 km đường rừng.
Năm 2011, sau khi xong phần thô của trường, người dân xã Nghĩa Dũng bắt đầu thấy lạ vì nhà thầu ngừng thi công. Dãy nhà mới xây thô vì thế nhanh chóng trở thành hoang phế, cỏ dại mọc um tùm, sắt thép han gỉ...
Sau nửa năm ngừng xây dựng, khu trường mới bị cỏ mọc um tùm. Ảnh: N.H. |
"Nhiều hôm các con đội gió lội mưa đến lớp nhưng không được học vì nhà văn hóa đang có cuộc họp. Hơn nữa, ở đây luôn thiếu ánh sáng, nước, sân chơi, nhưng không có cách nào khác nên chúng tôi cũng phải cắn răng chịu đựng", một phụ huynh xã Nghĩa Dũng nói.
Không chỉ học sinh mà các thầy cô giáo cũng vất vả. Các nhà văn hóa trải dài trên toàn xã khiến nhiều giáo viên có cảm giác như trường bị "tan đàn xẻ nghé", phòng học chật chội, khó sử dụng đồ dùng học tập, tổ chức các giờ ngại khóa khiến chất lượng dạy học không đảm bảo.
"Tâm lý tạm bợ, chờ đợi trường mới khiến cho cả cô và trò đều có chung tư tưởng thấp thỏm, bất an không biết phải dạy và học trong tình trạng như thế này đến bao giờ nữa", một giáo viên Tiểu học Nghĩa Dũng thở dài nói.
Các học sinh phải chia nhau ra học ở nhà văn hóa xóm. Ảnh: N.H. |
Ông Nguyễn Doãn Loan, Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Dũng cho biết, công trình có tổng đầu tư 2,7 tỷ đồng và theo kế hoạch tháng 8/2011 đưa vào sử dụng. "Theo cam kết, khi thi công trường học nhà thầu sẽ bỏ kinh phí trước, đến khi cấp trên rót vốn về chủ đầu tư sẽ giải ngân. Có lẽ vốn rót về chậm, nhà thầu thiếu tiền nên dừng thi công. Kinh phí đầu tư quá lớn, địa phương không có cách nào khác, đành phải chờ đợi", ông Loan cho biết thêm.
Hiện, toàn huyện Tân Kỳ còn 13 dự án xây trường học thuộc chương trình kiên cố hóa giai đoạn 2008-2012 gặp cảnh trì trệ, thi công chậm hoặc nhà thầu tạm dừng thi công khiến việc dạy và học của giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng.
Theo VnExpress
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?