Tư vấn tuyển sinh vào Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) tại Việt Nam, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động vì có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới. Nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng lao động của xã hội, Học viện luôn chủ động đa dạng hóa các ngành đào tạo phù hợp với sự phát triển của xã hội và thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Theo học tại Học viện, sinh viên được học tập trong môi trường năng động, sáng tạo với triết lý lấy sinh viên làm trọng tâm và chương trình đào tạo tiên tiến, hướng theo chuẩn quốc tế. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên của Học viện có nhiều cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực kinh tế, công nghệ thông tin và truyền thông.
Năm 2013, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển sinh 8 ngành đại học hệ chính quy và 4 ngành cao đẳng hệ chính quy.
Thông tin về các chương trình đào tạo đại học của Học viện:
1. Ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông (Điện tử Viễn thông)
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử - truyền thông trang bị cho sinh viên các kiến thức toàn diện, hiện đại về điện tử - tin học - viễn thông, kỹ năng phân tích tổng hợp trong việc triển khai, thiết kế, lắp đặt, vận hành, tổ chức khai thác, quản lý các thiết bị và hệ thống viễn thông, nắm chắc các tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam về viễn thông,.... Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông; tham gia các dự án về viễn thông; hoặc nghiên cứu, giảng dạy về viễn thông tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo; hoặc có thể học tiếp lên trình độ sau đại học ở trong nước cũng như nước ngoài.
2. Ngành Công nghệ thông tin:
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và khả năng đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực tham mưu, tư vấn; khả năng quản trị, vận hành, bảo trì và khai thác các hệ thống máy tính, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ, quốc phòng. Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc trong bất kỳ doanh nghiệp nào; hoặc có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về công nghệ thông tin tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các Cơ sở đào tạo; hoặc có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ Sau đại học ở trong nước và nước ngoài.
3. Ngành Công nghệ đa phương tiện
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Đa phương tiện trang bị cho sinh viên kiến thức toàn diện và hiện đại về các nguyên tắc thiết kế và sáng tạo, cùng với các kỹ thuật và công cụ thiết kế để tạo ra các ứng dụng đa phương tiện tương tác trên hạ tầng hội tụ giữa viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình và internet. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và sáng tạo đa phương tiện; tham gia các dự án về thiết kế và sáng tạo đa phương tiện; hoặc làm cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc có thể học tiếp lên trình độ sau đại học ở trong nước và nước ngoài.
4. Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử trang bị cho sinh viên các kiến thức về ngành điện - điện tử, Kỹ thuật điện tử - máy tính, Xử lý tín hiệu và truyền thông , Điện tử công nghiệp và tự động hóa, mạng truyền thông công nghiệp ... Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tham gia quản lý, khai thác và vận hành các dự án về lĩnh vực điện – điện tử, lĩnh vực hội tụ điện tử - truyền thông - công nghệ thông tin; làm việc tại các trung tâm nghiên cứu phát triển, các khu công nghiệp, nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, các cơ quan quản lý nhà nước hoặc các doanh nghiệp về bưu chính, viễn thông hoặc tiếp tục học tiếp lên trình độ sau đại học trong và ngoài nước.
5. Ngành Quản trị kinh doanh
Chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức về kinh doanh và quản trị điều hành các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở đó, phát triển khả năng vận dụng các nguyên lý khoa học quản trị kinh doanh trong hoạt động thực tiễn phù hợp với điều kiện môi trường cụ thể. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các doanh nghiệp kinh tế, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ; tự tạo lập doanh nghiệp hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân; hoặc có thể làm cán bộ nghiên cứu, giảng viên về quản trị kinh doanh tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo hoặc tiếp tục học tiếp lên trình độ sau đại học trong và ngoài nước.
6. Ngành Kế toán
Chương trình đào tạo đại học ngành Kế toán trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức về kinh tế, quản trị kinh doanh, về kế toán trong các loại hình đơn vị kế toán (doanh nghiệp, đơn vị dự toán, tổ chức tài chính trung gian, công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán...). Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận những vị trí công tác tại các doanh nghiệp của nền kinh tế, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ; tự tạo lập công ty dịch vụ kế toán để tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân; cán bộ nghiên cứu, giảng viên về kế toán tại các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo.
7. Ngành Marketing
Marketing đang là một ngành được ưa chuộng ở Việt Nam với tiềm năng phát triển và cơ hội làm việc cao. Theo học ngành Marketing tại Học viện, sinh viên sẽ được tìm hiểu lý thuyết và thực tiễn về các khía cạnh hoạt động marketing của các doanh nghiệp, đồng thời được trau dồi và phát huy tư duy chiến lược, sáng tạo và các kỹ năng mềm để phục vụ cho công việc sau này. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận tốt các công việc như phụ trách các hoạt động truyền thông marketing (quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện...), chuyên viên marketing tổng hợp, phát triển thị trường… tại các doanh nghiệp, Tập đoàn Việt Nam và nước ngoài. Bên cạnh đó, sinh viên cũng có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân hoặc trở thành các cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về marketing tại các Viện, trường Đại học…
8. Ngành An toàn thông tin:
Chương trình đào tạo đại học ngành An toàn thông tin trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin, cùng với các kỹ thu;ật và công cụ đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin cho hệ thống mạng máy tính. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có năng lực đảm nhận công việc tại các đơn vị chuyên về Công nghệ thông tin và mạng cũng như các cơ quan, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin; hoặc có thể làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về an toàn thông tin tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo hoặc. có thể học tiếp lên trình độ sau đại học ở trong nước và nước ngoài.
Trả lời tư vấn tuyển sinh tới các thí sinh là PGS.TS Lê Hữu Lập, Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông và Thạc sĩ Đặng Văn Tùng, Phó trưởng phòng đào tạo.
Thanh Hương ( theo dantri )
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá duy nhất trên thế giới không ai bắt được khi còn sống: Dài đến 9m, được yêu thích ở Việt Nam
Top 10 loài động vật dài nhất thế giới: Vị trí số 1 lên tới 55 mét
Vàng đến từ đâu và được hình thành như thế nào?
Top 5 con ‘quái vật’ bí ẩn gây ám ảnh nhất cho người Việt Nam: Con thứ 2 hoàn toàn có thật trên đời!
Einstein là thiên tài nhưng tại sao con trai ông lại mắc bệnh tâm thần?
Người đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố không ngờ về những gì xảy ra sau khi con người chết