Tỷ lệ chọi ngành Kinh tế sẽ ngất ngưởng?
Kinh tế giảm, Nông Lâm Ngư tăng
Mùa tuyển sinh năm nay nhiều trường ĐH – CĐ cắt giảm chỉ tiêu các khối ngành kinh tế như : Trường ĐH Sài Gòn vừa công bố giảm chỉ tiêu khối ngành kinh tế hệ ĐH và dừng tuyển sinh khối kinh tế hệ CĐ trong mùa tuyển sinh 2013 tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm nay là 3.900, giảm 1.400 so với năm 2012.
Tương tự, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM năm nay cắt giảm tới 1.100 chỉ tiêu. Trong đó, hệ ĐH và CĐ giảm 400 chỉ tiêu, hệ trung cấp giảm 700 chỉ tiêu. Tổng chỉ tiêu tuyển mới của trường năm nay sẽ giảm xuống còn 4.700 (năm 2012 là: 5.80). Chỉ tiêu cắt giảm tập trung vào các ngành tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh...
Trong khi khối ngành Kinh tế giảm chỉ tiêu, thì khối ngành Nông Lâm Ngư lại có xu hướng tăng.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM dự kiến tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 5.300, tăng so với năm 2012. Ông Huỳnh Thanh Hùng - phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Năm nay, trường sẽ ưu tiên tuyển sinh cho khối ngành Thủy sản, Chăn nuôi - Thú y nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và xu hướng dịch chuyển ngành nghề chung”.
TS Nguyễn Văn Đệ - Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp cũng dự kiến cắt giảm chỉ tiêu các ngành Kinh tế, Sư phạm tăng chỉ tiêu các ngành Nông nghiệp. Theo đó, chỉ tiêu tuyển mới năm nay ở ĐH 2.500 chỉ tiêu và CĐ là 1.100.
Một số ngành khối nông nghiệp của Trường ĐH Cần Thơ cũng dự kiến tăng chỉ tiêu trong năm 2013. Cụ thể: Ngành phát triển nông thôn tăng từ 70 lên 80 chỉ tiêu; ngành thú y tăng từ 160 lên 180 chỉ tiêu; ngành khoa học cây trồng tăng từ 240 lên 270 chỉ tiêu; ngành nông học tăng từ 80 lên 120 chỉ tiêu... Tổng chỉ tiêu tuyển mới của trường tăng thêm 1.000, tập trung các khối ngành Nông - Lâm - Ngư và Kỹ thuật.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của ĐH Tây Nguyên năm 2013 là 3.200 và trường cũng cơ cấu lại việc tuyển sinh theo hướng, giảm chỉ tiêu khối ngành Quản trị kinh doanh, Kế toán và tăng chỉ tiêu cho các ngành Chăn nuôi, Lâm sinh, Khoa học cây trồng...
Thí sinh vẫn chuộng kinh tế
Cho dù các trường cắt giảm chỉ tiêu khối ngành Kinh tế, nhưng tại các buổi tư vấn tuyển sinh gần đây nhiều thí sinh vẫn đổ xô thi khối ngành này. Lý do được phụ huynh và học sinh cho rằng học khối ngành Kinh tế ra trường dễ xin việc hơn.
Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - Thạc sĩ Nguyễn Văn Đương khái quát, nhóm ngành Kinh tế vẫn thu hút thí sinh, đặc biệt là thí sinh khá giỏi. Xu hướng thí sinh vẫn thích chọn ngành Kinh tế là dễ kiếm việc làm. Mức lương cao cũng là một trong những yếu tố cơ bản khiến các ngành kinh tế hấp dẫn thí sinh.
Các ngành học năm nay được thí sinh quan tâm gồm: Quản trị kinh doanh, Tài chính - ngân hàng, Kế toán, Công nghệ thông tin, Y đa khoa, Sư phạm giáo dục tiểu học, Điều dưỡng, Kinh tế, Công nghệ sinh học, Luật…
Thanh Hương ( Theo VietNamNet )
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá duy nhất trên thế giới không ai bắt được khi còn sống: Dài đến 9m, được yêu thích ở Việt Nam
Top 10 loài động vật dài nhất thế giới: Vị trí số 1 lên tới 55 mét
Vàng đến từ đâu và được hình thành như thế nào?
Top 5 con ‘quái vật’ bí ẩn gây ám ảnh nhất cho người Việt Nam: Con thứ 2 hoàn toàn có thật trên đời!
Einstein là thiên tài nhưng tại sao con trai ông lại mắc bệnh tâm thần?
Người đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố không ngờ về những gì xảy ra sau khi con người chết