Ứng viên Đề án 322 đến Bộ Giáo dục Đào tạo kêu cứu
Mẹ con sinh viên Đoàn Thị Thuý Hạnh (Trường Đại học Ngoại thương) từ Quảng Trị đã đi từ 5 giờ sáng hôm trước ra Hà Nội để kịp dự buổi họp sáng 21/5 với Cục Đào tạo với nước ngoài.
Mẹ sinh viên Hạnh cho biết: “Để có học bổng đi học theo đề án này, cháu đã phải nỗ lực rất lâu dài. Sau khi đỗ đại học, cháu phải bảo lưu kết quả để theo học tiếng Pháp, đáp ứng nhu cầu du học và đã được lên kế hoạch đi ngày 3/9. Đùng một cái, Bộ thông báo không được đi nữa, gia đình hoang mang còn cháu thì phờ phạc và không còn tinh thần trí lực...”.
Phụ huynh sinh viên Dương Thị Thanh gay gắt: “Cục Đào tạo với nước ngoài đưa ra 2 phương án giải quyết, một là nếu có nguyện vọng tiếp tục đi học theo Đề án 322 thì phải đợi sự giải quyết của Chính phủ, hai là sẽ được “đền bù” bằng các học bổng du học ở các nước khác. Nhưng trong danh sách các nước mà Cục đưa ra cho ứng viên tham khảo đăng ký, ngoài Trung Quốc và Nga ra còn lại là các nước châu Phi. Các em sang đó sẽ phải học tiếng bản địa, trong khi đã mất gần 2 năm học tiếng Pháp”.
Trước thắc mắc của các ứng viên, ông Nguyễn Xuân Vang - Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài đành yêu cầu các ứng viên có nguyện vọng tiếp tục tham gia Đề án 322 viết đơn khẳng định trước ngày 1/6.
Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ lên danh sách, trình Chính phủ giải quyết sớm nhất. Tuy nhiên ông Vang cũng thừa nhận: “Nguồn tài chính chi cho đề án đã hết. Việc quyết định như thế nào bây giờ thuộc thẩm quyền của Chính phủ”.
Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 322 phê duyệt đề án tuyển chọn đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (gọi tắt là Đề án 322).
Tiếp đó, năm 2005 Thủ tướng ra Quyết định số 356 về việc điều chỉnh đề án này đến năm 2014 (gọi là Đề án 356). Sau khi tiến hành tổng kết đánh giá đề án năm 2011, Bộ Giáo dục - Đào tạo cho biết, kinh phí giai đoạn 1 của đề án tính đến năm 2011 đã lên tới 2.500 tỷ đồng, đưa được 4.600 người đi du học tại 34 quốc gia.
Hơn 3.000 du học sinh đã hoàn thành việc học tập và trở về nước. Chỉ tiêu đào tạo đã vượt kế hoạch và kinh phí đào tạo đã hết.
Theo Dân Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quốc gia duy nhất trên thế giới cấm phụ nữ ra nước ngoài vì quá xinh đẹp
Trước khi chết, tại sao con chó lẻn trốn chủ bỏ nhà đi? Sự thật không đơn giản, sự khôn ngoan cuối cùng của động vật
Bị Địch Nhân Kiệt khuyên từ bỏ sắc dục, Võ Tắc Thiên lập tức cho xem 2 bộ phận cơ thể, vị tể tướng liền câm nín
Công chúa Ba Tư đẹp như thế nào? 145 người cầu hôn, 13 chàng trai tự tử vì nàng, diện mạo thật bị vạch trần gây sốc
Bí ẩn cuộc đời mưu sĩ đáng sợ nhất Tam Quốc khiến Tào Tháo e sợ không dám xưng đế, Gia Cát Lượng còn thua vài bậc
Mở mộ Trương Phi, giới chuyên gia sững sờ khi phát hiện sự thật bị Tam Quốc Diễn Nghĩa che giấu bấy lâu