Khám phá

Vẫn là câu chuyện chính sách và kinh phí

Đã có sự hợp tác tốt giữa DN với TP, cũng như giữa TPHCM và các tỉnh. Tuy nhiên, để phát triển CNTT-TT vẫn cần có thêm sự hỗ trợ về kinh phí, chính sách cũng như việc tuyên truyền rộng rãi hơn - đó là nhận định của các DN cũng như các tỉnh về việc hỗ trợ, hợp tác phát triển CNTT-TT với TPHCM.

 ại buổi gặp gỡ đầu năm 2012 ngành CNTT - Viễn Thông TPHCM, ô

ng Chu Tiến Dũng, Chủ tịch CLB HCA, đại diện cho các DN CNTT của TP cho biết, nhờ có sự quan tâm của TP cũng như việc ký kết với Sở TT&TT các chương trình hợp tác phát triển về CNTT-TT, trong năm qua HCA đã phát huy được vai trò của mình đối với các DN. Triển khai được nhiều chương trình hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, đề xuất nhiều chương trình bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nguồn nhân lực cho DN. Kết hợp với Sở thống kê số lượng DN CNTT tại TPHCM, xây dựng cẩm nang danh mục sản phẩm CNTT-TT tiêu biểu…

Theo ông Hà Thân, TGĐ Công ty CP tin học Lạc Việt, nhờ sự quan tâm của TP, trong năm 2011 mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Lạc Việt vẫn đảm bảo mức tăng trưởng như năm 2010. Triển khai được nhiều sản phẩm chiến lược như từ điển Lạc Việt đã xuất hiện trên các thiết bị cầm tay; hỗ trợ các tỉnh xây dựng chính quyền điện tử, thư viện trực tuyến…

Ông Nguyễn Trung Nhân, GĐ Sở TT&TT Cần Thơ đánh giá cao sự hỗ trợ của TPHCM trong việc quy hoạch về CNTT, chuyển giao công nghệ về ứng dụng CNTT trong xây dựng chính quyền điện tử. BQL công viên phần mềm Quang Trung cũng đã tư vấn cho tỉnh xây dựng khu CNTT tập trung…

Tuy nhiên, theo ông Chu Tiến Dũng, ngành CNTT-TT cần có sự thông thoáng hơn về khung pháp lý để triển khai các dịch vụ về CNTT. Với chương trình tái cấu trúc DN mà TP đang triển khai, ông hi vọng sẽ có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp CNTT phát triển. Ông Mai Sean Cang, TGĐ Intel Việt Nam cũng cho rằng, nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp CNTT tốt hơn. Chẳng hạn như việc Intel hợp tác với Công ty Viết Sơn sản xuất ra máy tính All in One được nước ngoài đánh giá cao, nhưng DN hầu như không nhận được hỗ trợ gì.

Ông Ngô Đức Hoàng, GĐ Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch ICDREC, mong muốn có sự điều chỉnh về quỹ phát triển KH-CN trong các DN. Bởi hiện tại mức quy định chỉ là 0 - 10% nghĩa là DN xem như không có quỹ cũng được. Điều này gây khó khăn cho nguồn kinh phí để phát triển, theo ông Hoàng nên để mức tối thiểu là 3%. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về việc cơ quan Nhà nước hỗ trợ DN cũng chưa tốt, cụ thể như ICDREC lúc thiếu kinh phí đã lên kêu Sở TT&TT và lập tức được hỗ trợ, trong khi đó các DN khác lại e ngại việc tiếp xúc và kêu gọi trợ giúp từ cơ quan Nhà nước.

Phát biểu tại buỗi lễ, ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch UBND TPHCM cho biết, về kinh phí ỗ trợ cho CNTT, nếu lấy nguồn từ ngân sách vẫn khó khăn. Tuy nhiên, là người đang trực tiếp chỉ đạo việc tái cấu trúc DN, ông đang huy động kinh phí cho CNTT theo 2 cách. Thứ nhất, là yêu cầu các DN Nhà nước phải ứng dụng CNTT trong đơn vị của mình và dùng thang điểm để đánh giá. Đồng thời, yêu cầu các DN phải có quỹ phát triển KH-CN (tối đa 10% lợi nhuận trước thuế hàng năm) - đây được xem là tiêu chí để đánh giá DN. Ông cũng cho rằng, đang có nhiều nguyên nhân hạn chế CNTT phát triển. Chẳng hạn như giao thông, dịch bệnh H5N1, ô nhiễm môi trường… cũng là một trong những nguyên nhân, vì lúc này mọi người sẽ bàn về những vấn đề này nhiều hơn là bàn về CNTT. Tuy nhiên, với việc Thủ tướng làm Chủ tịch UBQG về CNTT, ông Hà hi vọng sắp tới ngành sẽ phát triển hơn. Riêng TPHCM sẽ tập trung phát triển CNTT trong đó có việc mở rộng công viên phần mềm Quang Trung; phát động ứng dụng CNTT trong các DN; tăng cường kết hợp giữa UBND TP, giữa DN với các Hội, Sở, Ngành…
Theo ICT News

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo