Vệ tinh săn thiên thạch sẽ làm gì trên vũ trụ?
Sau vụ nổ thiên thạch ở Nga, nhiều chuyên gia khoa học vũ trụ đã tranh luận về việc bảo vệ hành tinh xanh khỏi những thảm họa đến từ không gian.
Vệ tinh của Canada trị giá 12 triệu USD, nặng 65kg, có thể hoạt động 24/24 giờ để tìm kiếm những vật thể không gian có khả năng gây hại cho Trái đất.
Vệ tinh này được thiết kế đặc biệt, có thể phát hiện những vật thể nằm giữa Trái đất và Mặt trời mà các nhà thiên văn không thể thấy được do bị chắn bởi ánh sáng của các vì sao.
Hình ảnh vệ tinh NEOSSat khi chưa hoàn thiện
“Vệ tinh giám sát vật thể không gian gần Trái đất” (NEOSSat) được Phòng Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Canada (DRDC) và Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA) phối hợp phát triển.
NEOSat sẽ có 3 ‘bạn đồng hành’ đến từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan, Ấn Độ xây dựng với cùng mục đích như trên đã nêu. Dự kiến 4 vệ tinh này sẽ được phóng lúc 12:26 hôm 25/2 theo giờ quốc tế.
Ở độ cao 700km so với bề mặt Trái đất, sự ảnh hưởng của không khí sẽ không làm mờ kính viễn vọng, NEOSSat sẽ quay tròn quanh Trái đất theo chu kỳ 100 phút 1 vòng.
NEOSSat được nói là có thể phát hiện những tiểu hành tinh có thể gây nguy hiểm cho Trái đất, vừa định vị các hành tinh có thể xảy ra va chạm.
Vệ tinh NEOSSat đang được lắp ráp
Canada hy vọng NEOSSat có thể phát hiện thêm ít nhất 50% các tiểu hành tinh có bán kính lớn hơn 1km trong quỹ đạo của Trái đất quay quanh Mặt trời.
Hồng Lĩnh (Theo VTC New)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đụng độ chó Rottweiler, rắn hổ mang chúa nhận cái kết thê thảm
Khám phá đảo rắn - Vùng đất chết chóc đáng sợ bậc nhất hành tinh
CLIP: Bị sư tử đe dọa, trăn đá châu Phi tung cú đớp khiến chúa tể đồng cỏ sợ khiếp vía
CLIP: Nằm gọn trong miệng cá sấu, linh dương Impala vẫn thoát chết thần kỳ
CLIP: Thiếu nữ 17 tuổi tay không đánh đuổi gấu nâu để bảo vệ thú cưng và cái kết đáng tự hào
Giải mã nguyên nhân đá lạnh dính vào tay dưới góc nhìn khoa học