Vệ tinh tự chế Việt Nam vẫn chưa phát được tín hiệu
Theo nhận định sơ bộ của chuyên gia, có khả năng mạch sạc của vệ tinh gặp sự cố, khiến cho F-1 chỉ đủ năng lượng hoạt động trong vài ngày đầu tiên và sau đó không thể bổ sung được năng lượng từ các tấm pin mặt trời.
Được biết, hiện tại, nhóm FSpace vẫn đang cùng với đối tác NanoRacks (Mỹ) thu thập thông tin, phân tích các tình huống có thể xảy ra và thử nghiệm với mô hình kỹ thuật EM (bản sao của F-1) trong phòng thí nghiệm để cố gắng tìm hiểu nguyên nhân vấn đề. FSpace cũng sẽ thử gửi lệnh lên F-1 nhằm khởi động lại bộ vi điều khiển của vệ tinh, tuy nhiên cho đến thời điểm này, FSpace xác định khả năng thu được tín hiệu từ F-1 là rất thấp.
Thời điểm này, vệ tinh F-1 đang bay trên quỹ đạo trái đất với độ cao trung bình 405 km (cận điểm 397 km, viễn điểm 416 km) và được Bộ chỉ huy Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) giám sát với số hiệu 38855 (là vật thể thứ 38855 mà con người phóng lên vũ trụ). Dự kiến vệ tinh sẽ tồn tại trên quỹ đạo khoảng 5 tháng (đến tháng 3/2013) trước khi rơi xuống thấp và bốc cháy trong bầu khí quyển. F-1 được thả ra khỏi trạm ISS hôm 4/10 với nhiệm vụ phải “sống” được trong không gian và phát tín hiệu về trạm điều khiển mặt đất, chụp được ảnh độ phân giải thấp (640x480) và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh đạt 1.200 bit/giây).
Hồng Lĩnh (Theo Dân Trí)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quốc gia láng giềng Việt Nam lại trúng độc đắc: phát hiện kho báu siêu khủng chứa hàng trăm tấn vàng, khả năng làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
Năm 2025, 4 thị xã này của Việt Nam sẽ lên thành phố, đó là?
CLIP: Gà mẹ 'tung chiểu hiểm', hạ gục 2 con rắn hổ mang có ý định ăn cắp trứng
CLIP: Đại bàng "khổng lồ" dùng cặp móng sắc nhọn hạ gục chó sói trong tích tắc
CLIP: Bắt gặp rắn hổ mang săn mồi giữa đường, sư tử làm ra hành động khiến người xem 'sốc'
Ai là thủy tổ dòng họ Nguyễn ở Việt Nam? Gần 40% dân số mang họ này nhưng hiếm người biết