Vệ tinh Việt Nam sắp rời trạm vũ trụ
Ông Vũ Trọng Thư, Trưởng phòng nghiên cứu FSpace, cho biết dự kiến vệ tinh tự chế tạo của Việt Nam sẽ được thả ra ngoài không gian vào khoảng 23h30 giờ Hà Nội. Phi hành gia người Nhật Akihiko Hoshide sẽ điều khiển cánh tay robot thả các vệ tinh.
30 phút sau khi rời cánh tay của trạm ISS, vệ tinh F-1 mới bắt đầu thực hiện các công việc đầu tiên như bung ăng-ten, phát tín hiệu, để không gây ảnh hưởng đến các hoạt động trên trạm ISS. F-1 sẽ bay vòng quanh trái đất trên quỹ đạo tương tự như của trạm ISS, với chu kỳ 92 phút/vòng. Từ trạm điều khiển mặt đất đặt tại Hà Nội, nhóm FSpace đưa ra các lệnh điều khiển F-1 để nó chụp ảnh hay thu thập dữ liệu về từ trường, nhiệt độ. Vệ tinh nhỏ F-1 có kích thước 10x10x10 cm và nặng 1 kg, do FSpace vào nghiên cứu và chế tạo. Nó được đưa vào không gian ngày 21/7 cùng bốn vệ tinh khác bằng tên lửa của Cơ quan nghiên cứu và phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Sự kiện này mở ra bước ngoặt trong ngành khoa học vũ trụ Việt Nam: lần đầu tiên một vệ tinh do chúng ta tự chế được đưa lên không gian. "Nếu F-1 đi vào hoạt động, vệ tinh có thể được ứng dụng trong công tác giám sát tàu thuyền trên biển Đông, phòng chống nạn xả trộm dầu trên biển, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, phát hiện cháy rừng sớm hay phục vụ các nhu cầu viễn thông, viễn thám khác", ông Thư nói. Theo vnExpress
F-1 được thả rời trạm ISS với vận tốc 5 cm/s, theo hướng 45 độ so với phương thẳng đứng và ngược với chiều chuyển động của trạm ISS. Việc làm này đảm bảo các vệ tinh nhỏ có quỹ đạo thấp hơn và không đâm trở lại trạm ISS trong những vòng quay sau đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
CLIP: Bị 3 con báo săn bao vây, linh dương nổi điên húc thủng bụng kẻ đi săn, thành công thoát thân
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?