Vệ tinh VINASAT-2 đã lên quỹ đạo Trái Đất
Trước đó, lúc 5h13 phút, VINASAT-2 được phóng bằng tên lửa Arian 5 của Công ty Vận tải hàng không vũ trụ Châu Âu Arianespace từ bãi phóng Kourou (Guyana, Nam Mỹ).
Lễ phóng được tường thuật trực tiếp từ hai điểm cầu Hà Nội và Kourou (Guyana, Nam Mỹ).
Sau khi vệ tinh Vinasat-2 vào quỹ đạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu chúc mừng (Xem bài phát biểu của Thủ tướng).
Thủ tưởng cho biết, chứng kiến một sự kiện quan trọng đánh dấu thêm một bước phát triển mới của viễn thông Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Tôi nhiệt liệt chúc mừng vệ tinh Vinasat-2 của chúng ta đã được phóng thành công. Dự án phóng vệ tinh Vinasat-1 và 2 được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đây là những dự án có ý nghĩa chính trị, xã hội, kinh tế to lớn, khẳng định chủ quyền không gian của Việt Nam".
Ông Phan Hoàng Đức - Phó giám đốc VNPT cho rằng, việc VINASAT - 2 được phóng lên quỹ đạo sẽ giúp việc phủ sóng rộng hơn đến các vùng sâu, xa của đất nước, tăng cường củng cố mạng an ninh quốc gia, đáp ứng nhu cầu sử dụng tín hiệu từ vệ tinh của đất nước.
Jean-Yves Le Gall, chủ tịch kiêm CEO của Arianespace, đại diện cho lĩnh vực thương mại của Cục Hàng Không Vũ Trụ Châu Âu cho biết: "Hôm nay chúng ta tổ chức phóng vệ tinh của Việt Nam và Nhật Bản".
"Vệ tinh của Việt Nam sẽ góp phần tăng thêm dung lượng truyền dẫn cùng với VINASAT 1. Chúng tôi rất tự hào vì thực hiên phóng vệ tinh Vinasat 2 cùng với VNPT. VINASAT 2 sẽ góp phần nâng cao năng lực truyền thông của Việt Nam, phủ song tới vùng sâu, vùng xa ...". |
4h58: Hình ảnh đầu tiên từ địa điểm phóng vệ tinh được truyền về. Hình ảnh tên lửa trên bệ phóng gồm vệ tinh của Việt Nam và Nhật Bản. Các kỹ thuật viên đang tập trung điều khiển trong phòng điều hành.
Trung tâm điều khiển phóng tên lửa gồm nhóm điều hành, bình luận viên… Đây là cơ quan điều hành kỹ thuật cao nhất. Họ có quyền quyết định cuối cùng có phóng vệ tinh hay không.
5h04: Hình ảnh đại diện của tập đoàn VNPT tại địa điểm phóng vệ tinh.
5h05: Cận cảnh tên lửa đẩy và vệ tinh của Việt Nam. Bình luận viên nêu một số quy tắc quan trọng trong điều khiển phóng tên lửa.
Một số câu lệnh phóng tên lửa mang vệ tinh đang được bàn luận. Những máy tính sẽ phải quản lý cuộc phóng vệ tinh trong thời gian khoảng bảy phút.
Trước đó, tên lửa và vệ tinh được chở bằng máy bay đến Guyana để lắp ráp và đưa vào bệ phóng.
Các chuyên gia đã làm việc rất vất vả để kiểm tra và chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để phóng vệ tinh.
5h07: Hình ảnh cận cảnh hai vệ tinh của Việt Nam và Nhật Bản được đưa vào tên lửa. Quá trình lắp ráp vào khoang chứa ở phần đầu của tên lửa. Tên lửa được đưa ra bệ phóng bằng đường ray.
Cần chú ý một số vấn đề trong việc phóng vệ tinh như gió, bão, mưa không hề ảnh hưởng.
Ở khu vực xung quanh bãi phóng có lắp ráp các hệ thống theo dõi tên lửa sau khi bắn lên. Các cơ quan này sẽ theo dõi thông số, xử lý xem có đủ điều kiện để phóng tên lửa hay không.
5h10: Phòng điều khiển đang làm việc. Họ đang kiểm tra những điều kiện để chuẩn bị phóng tên lửa. Nằm trên đỉnh của tên lửa là cánh tay bơm nhiên liệu. Từ đây, nhiên liệu lạnh sẽ được nạp vào trước thời điểm phóng.
5h12: Hình ảnh về phòng điều khiển. Họ đang tập trung. Còn một phút nữa là đến thời điểm phóng tên lửa.
5h13: Thông báo của giám đốc chương trình phóng. Cánh tay bơm nhiên liệu rời khỏi thân tên lửa. Động cơ được khởi động. Đúng 5h13, tên lửa mang theo vệ tinh đã rời khỏi mặt đất.
Tên lửa đang đẩy lên để thắng lực hấp dẫn của Trái Đất. Sau 6 giây ban đầu nó sẽ đổi hướng. Động cơ đang hoạt động với 90% công suất tương đương với 12 máy bay phản lực. Nhiên liệu đốt ở 3000 độC.
5h15: Giám đốc dự án thông báo mọi điều đều bình thường.
5h16: Hai tên lửa đẩy tách khỏi tên lửa chính. Việc giảm khối lượng sẽ khiến tên lửa mang theo vệ tinh của chúng ta bay nhanh hơn.
5h17: Vệ tinh đã ra khỏi tầng khí quyển và đi vào vũ trụ.
5h41: Vệ tinh JCSAT-13 của Nhật Bản có trọng lượng 4,5 tấn đặt phía trên Vinasat-2 trong khoang hàng tên lửa được tách trước, đi vào quỹ đạo ở vị trí 124 độ đông.
5h30: Sau khi phóng, hai tên lửa đẩy đã được tách ra khỏi Ariane-5 để giảm 3/4 khối lượng trong vòng hai phút bay, tạo điều kiện cho Ariane-5 vượt qua khỏi tầng khí quyển
5h48: Vỏ bảo vệ của vệ tinh đã tách ra. Những kỹ thuật viên trong phòng điều hành hết sức vui vẻ. Mọi việc đều đã thành công.
5h49: VINASAT 2 tách khỏi tên lửa đẩy, vụ phóng vệ tinh thành công tốt đẹp.
VINASAT-2 có tổng kinh phí khoảng 260 - 280 triệu USD, được Thủ tướng thông qua và giao cho VNPT làm chủ đầu tư hồi tháng 12-2009.
Giống như VINASAT-1, đối tác triển khai dự án VINASAT-2 là Lockheed Martin (Hoa Kỳ) với việc cung cấp vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển và dịch vụ phóng cho vệ tinh viễn thông.
Vệ tinh VINASAT-2 do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất trên nền tảng khung A2100 với công nghệ hiện đại, có tuổi thọ thiết kế là 15 năm.
Với 30 bộ phát đáp 36MHz trên băng tần Ku (24 bộ khai thác thương mại và 6 bộ dự phòng), VINASAT-2 có khả năng phủ sóng khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận.
Dung lượng truyền dẫn của VINASAT- 2 tương đương 13.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc khoảng 150 kênh truyền hình.
Vệ tinh VINASAT-2 sẽ được phóng lên quỹ đạo địa tĩnh ở vị trí 131,8 độ Đông bằng tên lửa Arian 5 (của Công ty Vận tải hàng không vũ trụ Châu Âu Arianespace) từ bãi phóng Kouru (Guyana - Nam Mỹ), nơi đã phóng thành công vệ tinh VINASAT-1.
Đồng hành với vệ tinh VINASAT-2 trong lần phóng này còn có vệ tinh JCSAT-13 của Nhật Bản.
Toàn bộ quả tên lửa đẩy Ariane 5 cao hơn 50m, nặng 750 tấn. Tên lửa đẩy có nhiệm vụ đưa 2 quả vệ tinh nặng hơn 7,5 tấn vào đúng quỹ đạo đã định. Vệ tinh VINASAT- 2 sẽ nằm ở vị trí 131,8 độ Đông. |
Theo Tiền Phong
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng
Một ông già nhặt một viên đá mọc 'tóc trắng' trên đó. Các chuyên gia nhìn vào và ngay lập tức phong tỏa toàn bộ ngôi làng
Choáng váng khi quy đổi tài sản của Hòa Thân ra tiền hiện đại: Lọt top 3 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc do Forbes xếp hạng
Ma có thật không? Một ngôi làng ma ám từng được Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận
Top 5 địa phương có nhiều gái đẹp nhất Việt Nam: Vị trí đầu tiên nói tên ai cũng ‘gật đầu lia lịa’
Khoai môn khổng lồ của Ấn Độ cao 3 mét. Một vài cây có thể nuôi cả một ngôi làng. Chúng được trồng như thế nào?