Vì sao số học sinh châu Á bị cận thị tăng mạnh?
Các nhà nghiên cứu nói rằng “mức tăng đặc biệt” số trẻ em cận thị là do các em học tập rất vất vả ở trường học và ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Các nhà khoa học nói rằng cứ 5 học sinh thì có một em bị cận thị nặng thậm chí bị mù. Theo giáo sư Ian Morgan, của trường Đại học quốc gia Australia, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu này thì 20-30% từng là mức trung bình của số học sinh bị cận thị.
Nhưng đến nay con số này đã lên hơn 80%. Các chuyên gia về mắt cho biết nếu bạn bị cận thị thì tầm nhìn của bạn sẽ bị nhòe khi vượt quá 2 mét.
Giáo sư Morgan cho rằng nhiều trẻ em ở Đông Nam Á dành quá nhiều thời gian học tập tại trường và làm bài tập ở nhà. Riêng điều này đã tạo áp lực lên mắt, tuy nhiên, nếu mắt được tiếp xúc từ 2 tới 3 giờ với ánh sáng mặt trời thì sẽ giúp mắt cân bằng và duy trì được thị lực tốt.
Các nhà khoa học tin rằng chất hóa học có tên là dopamine đóng vai trò quant rọng, tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên sẽ tăng mức độ dopamine trong mắt và điều này có thể ngăn chặn sự giãn đồng tử mắt.
Các yếu tố văn hóa được cho là đóng vai trò quan trọng. Nhiều nơi ở Đông Nam Á, trẻ em có giấc ngủ trưa và theo giáo sư Morgan thì điều này khiến các em không có cơ hội tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để ngăn chặn cận thị.
Theo GD&TĐ
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao đàn ông thời xưa thích cưới con gái 13, 14 tuổi, nguyên nhân là gì?
Tại sao gà không thể bay dù có cánh?
CLIP: Linh dương đầu bò một mình đối đầu với 3 con báo đốm và cái kết không ai dám tin
CLIP: Bị cá sấu tập kích bất ngờ, sư tử có phản ứng gây 'sốc'
CLIP: Khỉ đầu chó bắt cóc sư tử con lên cây và cái kết
Giải mã bí ẩn về hiện tượng người chết đuối hộc máu tươi khi người thân đến gần dưới góc độ khoa học