Tin tức - Sự kiện

Vì sao TP.HCM chìm trong biển nước sau mưa lớn?

(DNVN) - Chỉ sau một cơn mưa kéo dài từ chiều đến khuya 15/9, TP.HCM chìm trong biển nước; đời sống của người dân bị đảo lộn bởi hiện tượng ngập úng kéo dài.

Theo tin tức trên báo điện tử Zing, cơn mưa lớn kéo dài từ chiều đến khuya 15/9 khiến 12 quận, huyện của TP HCM chìm trong biển nước với 66 điểm ngập nặng, giao thông hỗn loạn nhiều giờ.

Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP HCM, 12 quận huyện ngập nặng gồm 1, 5, 6, 7, 8, 11, 12, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú. 

Hàng nghìn người gặp sự cố trong chiều tối 15/9. Ảnh: Hải An./Zing
Hàng nghìn người gặp sự cố trong chiều tối 15/9. Ảnh: Hải An.Ảnh Zing.

Lượng mưa đo được tại các điểm gồm cầu Bông (118 mm), Phước Long (105 mm), Bình Chiểu (103 mm), Quang Trung (93 mm), Lý Thường Kiệt (92 mm), An Lạc (142 mm), Tân Quy Đông (77 mm), Bình Hưng Hòa (101 mm) và Phan Văn Khỏe (120 mm). Đây là cơn mưa cao nhất từ đầu năm đến nay.

Những tuyến đường ngập nặng nhất là Nguyễn Hữu Cảnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh), Tô Hiệu, Phan Anh, Tân Hòa Đông, Kinh Dương Vương (quận 6, quận Bình Tân), Lương Định Của, Trần Não, Nguyễn Thị Định (quận 2), Nguyễn Văn Qúa (quận 12). 

Cơn mưa như trút nước chiều qua 15/9 khiến nhiều khu vực Sài Gòn ngập từ nửa mét đến một mét. Nhiều người té ngã trong dòng nước xiết, xe chết máy nằm la liệt… Vì nước ngập sâu nên nhiều người đi xe máy đã phải dắt bộ hoặc bị kẹt lại giữa đường vì đuối sức.  Nhiều người dân phải sửa xe, chờ xe cứu hộ. Lực lượng xe cứu hộ giao thông TP.HCM đã quá tải.Báo Pháp luật TP.HCM thông tin.

Đồ họa: Tuổi Trẻ.
Đồ họa: Tuổi Trẻ.

Giải thích về nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập "cả thành phố" trên báo Vnexpress, ông Đỗ Tấn Long - Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TP HCM - cho biết, do hệ thống cống ở nội đô được thiết kế để thoát nước với lượng mưa 86 mm kéo dài trong 3 giờ. Tuy nhiên, cơn mưa chiều tối qua có vũ lượng lên đến 142 mm, lại kéo dài nhiều giờ liền nên cống không thể thoát kịp.

"Bên cạnh đó, triều cường ở các sông vào thời điểm đó cũng ở mức cao, như trạm Phú An trên sông Sài Gòn là 1,4 m, dẫn đến việc thoát nước càng chậm hơn", ông Long nói. Tuy nhiên, theo ông Long, do Trung tâm đã xây dựng phương án ứng phó nên ngay khi mưa lớn gây ngập nhiều khu vực trên địa bàn, công nhân thoát nước đô thị đã có mặt để vớt rác chặn các cống giúp nước thoát nhanh hơn, hoặc ứng cứu các trường hợp xe bị chết máy...

 

Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng quản lý hệ thống thoát nước (Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP HCM). Ảnh: T.N.
Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng quản lý hệ thống thoát nước (Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP HCM). Ảnh: T.N.

Ông Long cho biết thêm, sở dĩ có 66 điểm đồng loạt ngập nặng là do lượng mưa quá lớn, kết hợp với triều cường lên khiến nước không thể thoát, gây ngập úng. Hệ thống cống thoát nước của TP HCM hiện nay đáp ứng được lượng mưa 86 mm trong vòng 3 giờ, nhưng nhiều trận mưa lớn liên tiếp kéo dài khiến cống không thoát kịp.

Về các giải pháp chống ngập sắp tới, Trung tâm này cho biết sẽ tiếp tục nâng cấp hệ thống cống cũ dài khoảng 200 km để thoát nước trong nội thị ra kênh, trong đó ưu tiên những vị trí trọng yếu. Đồng thời cải tạo, nạo vét các kênh rạch để nâng khả năng tiêu thoát nước từ kênh ra sông. Cụ thể là giai đoạn 2016-2020 phải hoàn thành dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm ở quận Bình Thạnh.

Dã Qùy (T/H)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo