Vì sao Việt Nam tụt hạng về chỉ số trí tuệ?
Từ thông tin này, chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS-TSKH Phan Dũng, Giám đốc Trung tâm sáng tạo khoa học - kỹ thuật Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.Hồ Chí Minh, xung quanh vấn đề sáng tạo, đổi mới.
Theo bảng xếp hạng của WIPO, Việt Nam xếp thứ 76/141, thuộc phần nửa dưới của các nước trên thế giới - nghĩa là tính đổi mới, sáng tạo của nước ta thuộc vào loại kém. Là người dạy cho người khác phương pháp luận sáng tạo, ông suy nghĩ gì về điều này?
Theo hai tiến sĩ Lê Văn Út (Phần Lan) và Thái Lâm Toàn, từ năm 2006 - 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ (trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế).
Đến năm 2011, Việt Nam với dân số hơn 80 triệu dân nhưng không có bằng sáng chế nào được đăng ký.
Trong khi đó, con số này ở năm 2011 của một số nước trong khu vực Đông Nam Á như sau: Singapore: 647 bằng/4,8 triệu dân, Malaysia: 161/27,9 triệu,
Thái Lan: 53/68,1 triệu, Philippines: 27/93,6 triệu, Indonesia: 7/232 triệu, Brunei: 1/0,407 triệu.
Trừ Mỹ ra, theo thống kê, 10 quốc gia/vùng lãnh thổ đứng đầu về số bằng sáng chế trong năm 2011 lần lượt: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Đài Loan, Canada, Pháp, Anh, Trung Quốc, Israel, Úc.
Về số lượng các bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, theo GS Nguyễn Văn Tuấn (Úc), từ năm 1998-2008, Việt Nam có 5.070 bài. Trong khi đó, Thái Lan công bố 23.163 bài, cao hơn Việt Nam 4,5 lần dù số lượng giáo sư và tiến sĩ thấp hơn ta. Số bài báo của Việt Nam chỉ bằng 10% so với Singapore, 34% với Malaysia...
Theo WIPO, sở hữu trí tuệ có 2 nhánh chính: sở hữu công nghiệp và bản quyền tác giả. Nói đến đổi mới (Innovation) không thể không nói đến sáng tạo (Creativity). Trong các loại sáng tạo của con người, cần nhấn mạnh sáng chế (Invention) thuộc sở hữu công nghiệp, được bảo hộ bằng patent (bằng độc quyền sáng chế) và phát minh (Discovery) thuộc bản quyền tác giả thể hiện dưới dạng các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học.
Theo tôi hiểu, khi đưa ra chỉ số đổi mới toàn cầu, WIPO phải tính đến số lượng các patent được cấp; các hợp đồng chuyển giao sáng chế, bản quyền; số lượng và chất lượng các bài báo khoa học đăng trong các tạp chí quốc tế chuyên ngành của quốc gia mà WIPO muốn đánh giá.
Với những thông tin tôi có được về 2 loại sáng tạo vừa nêu, tôi nghĩ rằng vị trí 76/141 của Việt Nam là khá chính xác.
Ông cho rằng sự sáng tạo và đổi mới thật sự quan trọng với cuộc sống như thế nào?
Quan trọng như thế nào ư? Dẫn chứng mới đây thôi. Hội nghị APEC 20 ở Vladivostok, miền Viễn Đông nước Nga vừa mới đây đã đưa ra tuyên bố chung: “Liên kết để tăng trưởng, sáng tạo để thịnh vượng”.
Năm 2011, Việt Nam với dân số hơn 80 triệu dân nhưng không có bằng sáng chế nào được đăng ký. PGS-TSKH Phan Dũng, Giám đốc Trung tâm sáng tạo khoa học - kỹ thuật Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.Hồ Chí Minh
Thực tế mà nói, “hành trình” của sáng tạo, đổi mới, trí tuệ dường như chỉ dành cho những nước giàu, còn những quốc gia như Việt Nam thường vẫn phải đi đằng sau?
Tôi nghĩ ngược lại, nhờ sáng tạo và đổi mới nước nghèo mới trở nên giàu. Những nước giàu hiện nay là những nước đã chú ý đến sáng tạo và đổi mới từ rất lâu.
Ví dụ, ở Anh, đạo luật về patent đã có từ năm 1623, các phát minh khoa học và sau đó là các sáng chế kỹ thuật nở rộ ở phương Tây từ thế kỷ 16 cho đến nay. Các nước công nghiệp mới cũng là các nước rất chú ý đến sáng tạo và đổi mới.
Như vậy, để trở nên hùng mạnh - tức ít nhất không phải đi sau các nước láng giềng về đổi mới, sáng tạo - theo ông chúng ta cần phải làm gì?
Muốn được như thế thì đòi hỏi nỗ lực ở nhiều phía, nhiều mặt. Trong đó yếu tố quan trọng bậc nhất là cải cách giáo dục.
Theo thông tin từ các báo, khảo sát của Viện Nghiên cứu giáo dục tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh vào tháng 5 vừa qua cho thấy, hơn 80% học sinh tiểu học tham gia mẫu khảo sát còn thiếu những kỹ năng thực hành xã hội và khả năng nhạy bén trong tư duy phân tích, giải quyết vấn đề.
Đa số học sinh tiếp thu kiến thức, học thuộc bài rất giỏi nhưng khi xử lý một tình huống thực tế lại lúng túng và thiếu linh hoạt. Học ở Việt Nam thường mới chỉ tác động lên trí nhớ chứ chưa tác động đến tư duy sáng tạo và chúng ta thường nhầm lẫn giữa giáo dục và dạy học.
Giáo dục là phải tạo ra được sự thay đổi chắc chắn và ổn định các hành động (hành vi) của người học, trong đó có các hành động (hành vi) liên quan đến sáng tạo và đổi mới.
Cần phải đưa hẳn môn học về phương pháp luận sáng tạo và sở hữu trí tuệ vào trường học để những điều này trở thành hiểu biết rộng rãi.
Trong thực tế, có những sáng chế đơn giản, gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Nhiều người cũng có những sáng chế nhưng do không hiểu biết về sở hữu trí tuệ, không nghĩ đó là sáng chế nên không viết đơn hoặc không biết cách viết đơn đăng ký.
Ngoài ra, cần phải có các tổ chức hỗ trợ khác như các trung tâm dịch vụ chuyên nghiệp tư vấn về đăng ký bản quyền sáng chế, cơ quan sở hữu trí tuệ cũng phải chuyên nghiệp và nâng cao năng lực tuyên truyền, quản lý…
Thế nhưng chương trình giáo dục của chúng ta đang bị xem là quá ôm đồm, nặng nề nên cần phải giảm tải. Nếu thêm vào môn này, môn khác thì có thích hợp không, thưa ông?
Những gì không cần thì phải bỏ, còn những gì cần thiết thì phải đưa vào. Giáo dục là phải dạy cách suy nghĩ để giúp người học nắm vững lô gích, triết lý, các ích lợi của môn học đó chứ không chỉ chú trọng nhồi nhét kiến thức vì kiến thức là vô cùng, vô tận.
Thật sự, chúng ta đang cần một tổng công trình sư để thay đổi toàn diện hệ thống giáo dục.
Theo VTC News
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'
CLIP: Cả gan trộm đồ ăn của sư tử, linh cẩu nhận cái kết thê thảm
Đi câu cá, người đàn ông ‘sốc’ khi thấy ‘thủy quái’ hình thù kì dị, người dân địa phương cũng không hề biết
CLIP: Vừa thoát khỏi hàm răng sắc nhọn của cá sấu, ngựa vằn lại gặp phải bầy sư tử vài cái kết
CLIP: Thấy con nhỏ bị đàn xư tử tấn công, trâu rừng mẹ dũng cảm lao vào truy sát kẻ đi săn và cái kết mỹ mãn