Tin tức - Sự kiện

Siêu thực phẩm cho trẻ mẫu giáo

Lợi ích bất ngờ cho sức khỏe bé từ thực phẩm quen thuộc, có thể mẹ chưa biết.

Ở tuổi mẫu giáo, trẻ cần rất nhiều năng lượng cho các hoạt động thể chất và trí tuệ mỗi ngày. Vì vậy, bổ sung dưỡng chất cho trẻ sao cho hợp lý, giàu dinh dưỡng là điều các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm.

1. Trứng

Không phải ngẫu nhiên trứng thuộc top thực phẩm vàng cho trẻ tuổi mẫu giáo. Trứng giàu protein và là một trong số ít thực phẩm tự nhiên có chứa vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi. Ăn trứng vào bữa sáng giúp trẻ tràn đầy năng lượng.

2. Cá hồi

Cá hồi là thực phẩm rất tốt cho con người nói chung và nhóm trẻ nhỏ nói riêng. Dầu cá hồi là thực phẩm giàu axit béo Omega 3 DHA và EPA, đây là những dưỡng chất giúp phát triển trí não, tăng cường chức năng xử lý thông tin.

Nếu gia đình bạn có điều kiện có thể cho trẻ ăn một suất (tương đương một bát nhỏ)/ tuần hoặc ăn thường xuyên càng tốt.

3. Bột yến mạch

Bột yến mạch được giới dinh dưỡng xếp là siêu thực phẩm vì nó không chỉ giàu năng lượng mà còn giàu dưỡng chất như vitamin B, E, kali, kẽm… giúp cho não phát triển và làm việc tốt. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, trẻ tập trung và tiếp thu bài tốt hơn khi đi học nếu buổi sáng được ăn bột yến mạch.

4. Các loại hạt


Nhóm thực phẩm này rất đa dạng như lạc, vừng, đậu đỗ... giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin, khoáng chất. Ví dụ, hạt bí đỏ, bí đao giàu kẽm, giúp cho trí não trẻ phát triển, giúp trẻ minh mẫn và không mắc các loại bệnh quên, lú lẫn.

5. Sữa


Canxi có trong sữa được xem là dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với trẻ, đây là nhóm thực phẩm không thể thiếu. Canxi có tác dụng giúp tăng cường xương, răng, móng chân... Ngoài ra sữa còn là nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin B cần thiết cho quá trình phát triển tế bào não. Nếu trẻ không được cung cấp sữa đầy đủ, có thể bổ sung sữa chua, phô-mai vào khẩu phần ăn hàng ngày.

6. Sữa chua ít béo


Sữa chua ít béo giàu protein và ít đường hơn các loại sữa chua thông thường,  có chứa các vi khuẩn tốt giúp tăng khả năng miễn dịch và lợi tiêu hóa. Sữa chua sẽ là món khoái khẩu của bé nếu mẹ trộn thêm một chút mật ong (cho bé trên 1 tuổi) hoặc trộn với trái cây thắt nhỏ…

7. Đậu phụ


Toàn bộ các thực phẩm làm từ đậu nành là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, chứa protein và chất chống ung thư. Đậu phụ là món ăn hoàn hảo cho bé gái vì có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển cơ thể và các mô vú, kéo dài tuổi trưởng thành. Cách giúp bé thích thú với đậu phụ là: thái và bỏ đậu phụ và rán hay nấu súp, làm tào phớ, luộc chấm muối chanh...

8. Trái cây


Bất kể loại hoa quả nào cũng tốt cho thể chất và trí tuệ của trẻ vì nó cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết. Đặc biệt, loại trái câ được ví là 'trái vàng', tốt cho trẻ tuổi mẫu giáo là nhóm quả mọng, thẫm màu như quả mâm xôi, việt quất... Ngoài ra, cam hoặc kiwi cũng rất tuyệt để cho trẻ tráng miệng mỗi ngày.

9. Cà chua


Ca chua chứa nhiều lycopen được ngợi ca là 'thần dược tự nhiên' bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại ung thư. Đặc biệt, khi được nấu chín thì cà chua càng có tác dụng tốt hơn vì nhiệt độ cao giúp giải phóng lycopen.

Mẹ có thể khiến bé mẫu giáo mê tít món cà chua khi làm món mì ống trộn sốt cà chua, thịt gà rán chấm sốt cà chua hay salat cà chua trái cây trộn mayonaise..

10. Bắp cải

Có hương vị dịu mát, dễ ăn nên đây là loại rau được trẻ ưa thích hơn các loại rau xanh khác. Các loại rau họ cải như: cải bắp, bông cải xanh... chứa các chất dinh dưỡng thực vật giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư cũng như cải thiện tiêu hóa. Nó cũng giúp thải độc cơ thể bằng cách kích hoạt sự giải phóng các enzym tốt. Thêm các loại cải vào khẩu phần ăn của trẻ bằng cách: nấu cùng mì, trộn sốt mayonaise, nấu súp...

11. Cà Tím

Ăn cà tím giúp trẻ kháng khuẩn, kháng virus tốt. Ngoài ra, chất xơ trong cà tím tốt cho hệ tiêu hóa và chống lại bệnh tim mạch. Vì thế, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé làm quen với cà tím từ 8-10 tháng tuổi và thường xuyên cho loại rau củ này vào thực đơn hàng ngày cho trẻ sẽ rất lợi sức khỏe.
Có thể cho trẻ ăn cà được nấu chín cả vỏ; với nhóm trẻ có vấn đề về tiêu hóa, chỉ nên chế biến lớp thịt của quả cà (trừ vỏ).
 

Thanh Hương ( Theo Parenting/Eva )

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo