Multimedia

CLIP: Cánh rừng suýt bị “xóa sổ” chỉ vì một con hải ly bé nhỏ

DNVN - Mặc dù chỉ sở hữu vóc dáng nhỏ bé, nhưng với tính kiên trì và thói quen gặm nhấm cây cối, đào bới lòng sông để xây đập và làm tổ, loài hải ly đã trở thành tác nhân gây ra nguy cơ “hủy diệt” cả một cánh rừng, đẩy hệ sinh thái vào cảnh hạn hán trầm trọng.

Dòng họ nào đông nhất Việt Nam? / 8 loài động vật sống lâu nhất trên trái đất, có loài tuổi thọ 10.000 năm, sự sống vĩnh cửu có thực sự tồn tại?

Ảnh cắt từ clip.

Ảnh cắt từ clip.

Hải ly, thuộc chi động vật gặm nhấm, là một trong những loài nổi tiếng với khả năng sinh tồn đặc biệt. Hiện nay, chúng được biết đến qua hai loài chủ yếu: một loài sinh sống tại Bắc Mỹ và loài còn lại ở châu Âu. Dù có cuộc sống nửa dưới nước, thói quen của chúng lại đặc biệt phá hoại vào ban đêm.

Trong tự nhiên, hải ly được coi là “nghệ nhân” trong việc phá rừng khi chúng không ngừng gặm nhấm cây cối để kiếm thức ăn và tạo dựng những con đập khổng lồ. Chính những chiếc đập này đã gây ra sự thay đổi nghiêm trọng trong dòng chảy của sông suối, khiến các khu rừng rơi vào tình trạng ngập úng ở thượng nguồn, trong khi vùng hạ lưu lại khô hạn cạn kiệt.

Thói quen này của hải ly đã đẩy nhiều khu rừng vào tình trạng nguy kịch, gần như bị “xóa sổ” bởi bàn tay nhỏ bé nhưng đầy quyền năng của chúng.

Xem video:

 


1
Như Ý(Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm