Multimedia

Clip: Đẳng cấp của chó hoang, thợ săn số 1 vùng đất hoang dã châu Phi

Trâu rừng có sức mạnh, nhưng chưa bao giờ được xếp cùng đẳng cấp với chó hoang châu Phi.

Không một bóng người ở Tử Cấm Thành sau 5 giờ chiều và bí mật rùng rợn ít người biết đến / Bộ lạc kỳ lạ 'hiến tế' phụ nữ ngủ với du khách nam để chồng bớt ghen tuông, cấm tắm triệt để

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trâu rừng (Synceros caffer) là một trong những loài động vật to lớn ở châu Phi, được xếp trong "Big Five", nhóm những con thú nguy hiểm nhất ở vùng đất này. Một con trâu khi trưởng thành có thân hình dài từ 2,1-3 m; trọng lượng cơ thể có thể đạt tới 500 kg đến 1.000 kg. Đặc điểm dễ nhận ra nhất của trâu rừng là cặp sừng hợp nhất tại bệ góc, tạo thành một lá chắn xương liên tiếp được gọi là một "cái bướu".

Đặc biệt, có thể khẳng định, trâu rừng châu Phi có tính cộng đồng rất cao. Chúng sống tập trung thành đàn đến hơn 1.000 cá thể. Khi sống bầy đàn, trâu rừng châu Phi tạo thành hai kiểu đàn: đàn lớn, hỗn hợp đực-cái và nhiều lứa tuổi (đàn sinh sản) và đàn độc thân gồm toàn cá thể đực.

Ở các đàn này, con đầu đàn thường ngẩng cao đầu và quan sát. Tập tính này giúp trâu rừng châu Phi tránh được mối đe doạ từ các cuộc tấn công của sư tử, báo, linh cẩu…

Trâu rừng châu Phi có các giác quan nhạy bén để phát hiện ra các kẻ thù thông qua việc phối hợp các dấu hiệu thị giác, khứu giác và thính giác. Loài động vật có khả năng phát hiện sư tử ở khoảng cách 1 km.

 

Khác với sự hiền lành, có phần nhút nhát của trâu nước châu Á, trâu rừng châu Phi chưa bao giờ được thuần hóa.

Do đó, mặc dù là loài động vật ăn cỏ, nhưng trâu rừng có tính khí hung hăng và dữ tợn, nhiều trường hợp chúng còn sẵn sàng chống trả lại những loài thú săn mồi dữ tợn nhất.

Theo thống kê, hàng năm trâu rừng châu Phi gây ra khoảng 200 vụ giết người. Đến cả những thợ săn cũng phải dè chừng chúng bởi một khi bị thương, trâu rừng sẽ trở nên kích động và tấn công bất kỳ ai gần nó.

Tuy nhiên, về bản chất trâu rừng vẫn là là loài động vật hiền hòa chán so với giới thợ săn khét tiếng vùng đất châu Phi hoang dã. Đẳng cấp vẫn là thứ tạo ra sự khác biệt giữa các cuộc so tài nơi đây.

Clip nguồn: LatestSightings.

 

Hướng dẫn viên du lịch Sebastian Sakala là nhân chứng đã quay lại toàn bộ khoảnh khắc trâu rừng bị đàn chó hoang "làm gỏi" dưới đây.

Hôm đó, anh Sakala có đoàn khách tham quan tại Công viên Quốc gia Lower Zambezi, Zambia. Trong hành trình dẫn dắt của mình, vô tình anh chàng bắt gặp một đàn chó hoang đang đi săn linh dương.

Chó hoang là loài động vật săn mồi thành công nhất ở châu Phi. Nếu như những loài động vật như sư tử, linh cẩu tỷ lệ săn mồi thành công rơi vào khoảng hơn 20% đã được gọi là những thợ săn lão luyện thì với tỷ lệ lên đến 80% có lẽ chó hoang nên được gọi là bậc thầy của những thợ săn lão luyện.

Do đó, không mất nhiều thời gian để đàn chó có được bữa ăn cho mình. Tuy nhiên, dường như đàn chó chưa muốn dừng lại ở đó. Sau khi ngấu nghiến xong bữa ăn, chúng tiếp tục để mắt đến một đàn trâu rừng ở gần đó. Và một cuộc đi săn khác nhanh chóng được nổ ra. Những con trâu non (nghé) là đối tượng được ngắm đến. Một cuộc rượt đuổi ngoạn mục đã được thực hiện bởi đàn chó hoang tinh nhuệ. Cuối cùng hai con trâu non đã đành phải chấp nhận số phận của mình.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm