Multimedia

Clip: Linh cẩu kêu la thảm thiết khi lọt vào trận địa phục kích của đàn chó hoang

Mạnh mẽ là thứ bắt buộc tất cả các loài động vật phải trải qua nếu muốn sinh tồn ở vùng đất châu Phi hoang dã.

Thời xưa chưa có micro, làm sao một vị tướng có thể nghe được bài giảng của hàng vạn người? Trí tuệ của người xưa là vô hạn! / Nữ đại gia Việt ‘khét tiếng’ 1 thời: Sinh ra trong nghèo khó, trải qua 3 đời chồng nhưng không có con

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trảng cỏ (Xavan) là một kiểu thảm thực vật nhiệt đới, trong đó tầng ưu thế sinh thái là tầng cỏ. Trong tầng cỏ có các cây to, nhỡ, bụi rất thưa thớt chỉ là những yếu tố phụ của cảnh quan thực vật và biểu hiện những mức độ thoái hóa của đất đai. Tầng cỏ ưu thế sinh thái có thể cao hoặc thấp và tồn tại lâu dài trong tự nhiên.

Trảng cỏ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới khô châu Mỹ, châu Phi, châu Á và châu Đại Dương, nơi có mùa khô kéo dài. Trảng cỏ chiếm đến 20% diện tích đất liền của Trái đất, trong đó châu Phi chiếm diện tích trảng cỏ lớn nhất thế giới.

Thông thường, trảng cỏ ở châu Phi là nhà của rất nhiều loài thú như sư tử, ngựa vằn, linh dương đầu bò, voi, hươu cao cổ, đà điểu, linh dương, trâu..., nhưng nếu nói về mức độ tàn bạo và dữ tợn nhất phải kể đến linh cẩu và chó hoang.

Linh cẩu là loài động vật ăn thịt tương đối phổ biến ở châu Phi, góp phần quan trọng để giúp cân bằng hệ sinh thái nơi đây. Mang cho mình ngoại hình gớm ghiếc, máu lạnh, tàn nhẫn đến độ có thể ăn thịt chính con non của mình nên không khó để hiểu tại sao linh cẩu nằm trong nhóm những loài động vật bị ghét bỏ nhất trên Trái đất.

 

Đối với nhiều người, linh cẩu là một trong những loài động vật phù thủy cuối cùng, có sức mạnh của ma quỷ và các thế lực bóng tối hắc ám. Thậm chí, một số nền văn hóa châu Phi còn tin rằng phù thủy có thể biến thành những con linh cẩu để đi làm hại người khác.

Mang nhiều tiếng xấu là thế, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận thực tế là linh cẩu cũng giống như nhiều loài động vật ăn thịt khác, cũng cần phải bổ sung lượng thức ăn đầy đủ thì mới có thể sinh tồn được ở trong môi trường tự nhiên hoang dã đầy khắc nghiệt.

Mặc dù phương thức kiếm ăn của linh cẩu không được "quang minh chính đại" cho lắm, nhưng nếu so về độ hiệu quả thì ít loài động vật nào có thể sánh bằng.

Tại châu Phi, linh cẩu đốm chỉ đứng sau sư tử (khi chúng đơn độc chạm trán nhau) về sức mạnh. Thậm chí đôi khi linh cẩu còn “bắt nạt” sư tử, khi chúng áp đảo về số lượng.

Ngoài ra, còn một loài động vật khác cũng săn mồi theo bầy, dựa vào ưu thế số đông để áp đảo con mồi, thậm chí còn có tỷ lệ thành công cao hơn linh cẩu, đó là chó hoang.

 

Chó hoang châu Phi là loài động vật được các nhà khoa học đánh giá là loài "đỉnh" nhất với bộ kỹ năng gần như hoàn hảo. Nếu như đến cả các loài động vật săn mồi lão luyện như sư tử, linh cẩu tỷ lệ săn mồi thành công rơi vào khoảng 30%, thì đối với chó hoang châu Phi tỷ lệ này đạt xấp xỉ 80%.

Do là đối thủ cạnh tranh trực tiếp nguồn thức ăn nên chỉ cần đối thủ gặp sơ hở, chắc chắn một trong hai bên sẽ không nhượng bộ mà sẽ tranh thủ triệt tiêu.

Anh Peter Geraerdts, hướng dẫn viên du lịch đã may mắn chứng kiến toàn bộ màn "ẩu đả" giữa một chú linh cẩu và đàn chó hoang. Với số lượng áp đảo, đàn chó hoang dễ dàng chiếm được lợi thế và đã bắt ép linh cẩu phải chạy đến xe của đoàn khách du lịch để tìm chỗ ẩn náu.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm