Khám phá

Nữ đại gia Việt ‘khét tiếng’ 1 thời: Sinh ra trong nghèo khó, trải qua 3 đời chồng nhưng không có con

Từng sở hữu khối tài sản lớn và là biểu tượng doanh nhân thành đạt nhưng nữ đại gia này lại có cuộc đời đầy thăng trầm.

Mẹ đẻ vua Bảo Đại: Từ cung nữ nghèo và góc khuất trong chuyện tình với Vua, sinh được "Thái tử" mà đổi đời ứng theo lời tiên tri / Bảo Đại - Nam Phương Hoàng hậu: "Tình yêu sét đánh” tới cuộc hôn nhân có lời thề đặc biệt và số phận buồn của 5 người con

Bà Tư Hồng, tên thật là Trần Thị Lan sinh năm 1868, là một nữ doanh nhân nổi tiếng của Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Bà được biết đến với biệt danh "Me Tư Hồng" và được xem là một trong những người phụ nữ Việt Nam thành công và có ảnh hưởng nhất thời bấy giờ.

Bà Tư Hồng sinh ra trong 1 gia đình nghèo ở Hà Nam, bà từng phải trải qua rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Năm 17 tuổi, cha bà nợ nần lý trưởng chưa trả được nên bà đã bị ép gả cho người này. Người đàn ông này đã lớn tuổi và có vợ, không chấp nhận số phận, bà Tư Hồng đã bỏ nhà ra đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn.

fvz7kzowl91-2eh45q5kpm2-8cjzkqo58j3-1713846829.jpg

Chân dung bà Tư Hồng.

Sau đó, bà lấy 1 người bán bún xáo trâu, cả 2 sống với nhau 2 năm nhưng không có con rồi đường ai nấy đi.

Sau đó 1 thời gian, bà gặp một người đàn ông tên Hồng người Hoa gốc Việt đưa thuyền về Nam Định thu mua lúa. Ông Hồng đã phải lòng bà ngay từ lần đầu gặp, ông bỏ tiền trả món nợ của cha bà rồi rủ bà trốn ra Hải Phòng. Tuy nhiên, cuối năm 1890, công việc xuất kaaur gạo của ông Hồng thua lỗ nên ông phải trốn về nước, không còn chỗ dựa, bà Tư Hồng đã phải tự lực cánh sinh, mở 1 cửa hiệu buôn bán tạp hóa nhỏ. May mắn, 1 người bạn biết được hoàn cảnh của bà và đã rủ bà lên Hà Nội làm ăn.

Cũng chính tại đây, 1 cơ hội mới đã mở ra cho bà. Tại 1 buổi dạ hội nhân ngày quốc khánh Pháp ở Hà Nội, bà đã gặp được viên quan tư Laglan - thiếu tá hậu cần, cả 2 nảy sinh tình cảm và sau 1 thời gian thì kết hôn. Lúc này người ta vẫn gọi bà là bà Tư Hồng. Nhờ sự nhạy bén, quyết đoán và tận dụng các mối quan hệ từ địa vị của chồng bà Tư Hồng đã bắt đầu đặt chân vào giới kinh doanh, thầu khoán ở Hà Thành. Bà được xem là người phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam tham gia vào lĩnh vực kinh doanh táo bạo vốn chỉ dành cho đàn ông. Năm 1892, bà khiến nhiều người ngỡ ngàng khi mang hồ sơ đến cơ quan sở tại, phụ trách về thương nghiệp xin thành lập công ty thầu An Nam.

jb5loan6ng1-151fixravp2-kq1tjq046h3-1713846834.jpg

Bà rành tiếng Pháp, hiểu luật và quy định nên nhanh chóng được cấp phép. Chỉ 2 năm sau, tên tuổi bà nổi tiếng khi “đánh bại" các doanh nghiệp có máu mặt của người Hoa, người Pháp để trúng thầu hợp đồng rất lớn là phá dỡ thành Hà Nội. Đây là 1 dự án táo bạo và đầy rủi ro, nhưng bà đã dũng cảm thực hiện và kết quả bà đã hoàn thành gói thầu sớm hơn dự kiến 6 tháng. Dự án này đã khẳng định vị thế của bà như một nữ doanh nhân tài ba và bản lĩnh.

 

Bằng sự nhạy bén của mình, từ số gạch đá cũ phá dỡ thành Hà Nội, bà Tư Hồng mua đất xây hàng loạt ngôi nhà để kinh doanh, bù lại khoản tiền bỏ ra thuê nhân công. Thành công liên tiếp nhiều công trình giúp sản nghiệp của bà đồ sộ hơn bao giờ.

Bên cạnh thành công ở lĩnh vực thầu khoán, bà còn lấn sân sang kinh doanh thực phẩm, cung cấp lúa gạo cho nhà tù, vận chuyển tàu biển và đều đạt được thành công.

Bà Tư Hồng là một biểu tượng của phụ nữ Việt Nam thời kỳ giao thoa giữa hai thế kỷ. Bà đã vượt qua những định kiến xã hội, khẳng định bản thân và gặt hái được thành công vang dội trong lĩnh vực kinh doanh. Bà qua đời vào năm 1921 khi mới 53 tuổi, không chồng, không con, số tài sản của bà được cho là để lại cho em trai và các cháu – con của em trai.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm