Clip: Lươn đối đầu với rắn tưởng thua chắc nhưng tình thế đảo ngược nhờ yếu tố bất ngờ
Thợ săn chết khi bắt sống rắn để chế thuốc giải độc, cứu sống vô số mạng người / Top 5 loài rắn có nọc độc nguy hiểm nhất hành tinh
Vì sao rắn là loài có sức chiến đấu tốt hơn lươn nhưng nó lại phải chấp nhận kết cục như vậy? Trước hết hãy cùng tìm hiểu về loài lươn.
Lươn – Loài vật đặc biệt
Lươn (danh pháp hai phần: Monopterus albus) là loài cá có xương, rất dễ nhận biết vì bề ngoài giống rắn. Trong thế giới động vật, lươn nổi tiếng với khả năng chuyển đổi giới tính và quan điểm tùy tình hình.
Chiều dài thân trung bình của lươn khoảng 25–40 cm, mặc dù có cá thể dài tới 1 m. Thân hình trụ, da trần không vảy, thiếu vây chẵn, vây lưng nối liền với vây đuôi, vây hậu môn. Các vây không có gai, mang thoái hóa thành một lỗ phía dưới đầu. Đuôi của nó vót nhọn. Lưng màu nâu, bụng màu trắng hay nâu nhạt. Miệng lớn, có thể kéo dài ra được, cả hai hàm đều có các răng nhỏ để ăn cá, giun, giáp xác cùng các động vật thủy sinh nhỏ khác vào ban đêm. Hai mắt của lươn rất nhỏ.
Lươn là loài lưỡng tính. Tất cả các con non là cái. Khi chúng trưởng thành, một số biến thành con đực. Con đực có khả năng chuyển đổi giới tính, cho phép chúng bổ sung khi quần thể con cái thấp. Sự thay đổi giới tính có thể mất đến một năm.
Lươn đẻ trứng khá ít từ khoảng 80-600 trứng, thông thường 1 kg lươn thường đẻ được 300-400 trứng. Những con dài tầm 20cm thì sẽ đẻ từ 200 đến 400 trứng, lươn tầm 30 cm đẻ từ 300 đến 500 trứng, một số lớn hơn 40 cm thì sẽ đẻ gần 1000 trứng. Trứng lươn thường khoảng 3 - 4mm. Mùa sinh sản lươn đực thường phun sẵn tinh trùng vào tổ để con cái đẻ lên đó, trứng thụ thai và sinh trưởng ở đó để nở thành lươn con sau khoảng một tuần. Sau khi nở tầm 10 ngày là lươn con có thể tự kiếm ăn được.
Lươn là loài bản địa châu Á, từẤn Độ, Myanmar tớimiền đôngchâu Á. TạiHoa Kỳ, đây là loài du nhập, người ta thông báo nó có tại các khu vực như Hawaii, Florida và Georgia...
Lươn có thể sống sót ở nhiệt độ dưới điểm đóngbăngcủanước(0°C) hay vàithángmà không có nhiều nước hoặc nước lợ/mặn; nhưng nói chung chỉ tìm thấy tạitầng đáytrong các khu vựcnước ngọtvà ấm áp, chẳng hạn như cácaonhiều bùn,đầm lầy,kênh mươngvàruộng lúa.
Ở Việt Nam lươn thường xuất hiện tại càng vùng đầm lầy, đồng ruộng, mương kè,…nơi có nhiều bùn, nước và khí hậu mát mẻ, có có, rác hay bùn đất để trú ẩn, chui rúc, và nơi có các thức ăn cho lươn.
Vì sao rắn không chủ động tấn công lươn?
Theo phân tích của các nhà động vật học, dù con rắn to hơn con lươn nhiều và nó còn có một vũ khí là lực siết cơ bắp và lực cắn để bắt con mồi. Tuy nhiên, con lươn có thể "lật ngược tình thế" là nhờ một yếu tố bất ngờ. Đó là gì?
Rắn bùn không giữ được lươn bởi trên bề mặt da củalươn có một lớp chất nhầygiúp chúng thoát khỏi những kẻ săn mồi. Hầu hết các loài lươn đều có lớp màng nhầy bao phủ trên cơ thể. Lớp này giúp chúng di chuyển nhanh chóng qua địa hình biển gồ ghề. Nó thậm chí còn bảo vệ chúng khỏi một số sinh vật dưới nước như vi khuẩn.
Ngoài ra, lươn còn có nhiều khả năng đặc biệt khác khiến rắn không thể làm gì được chúng.
Thứ nhất, cách bơi của lươn rất giống rắn. Lươn thường bơi theo chuyển động giống như rắn, nhịp điệu và tần số của dao động này rất giống với chuyển động của nhiều loài rắn.Nó còn thường bắt chước hành vi của rắn khi bơi, điều này khiến rắn cảm thấy khó chịu và sợ hãi. Bởi rắn là loài rất nhạy cảm với những thay đổi của môi trường xung quanh, khi phát hiện những chuyển động tương tự như động tác vung vẩy như rắn, chúng sẽ cảnh giác hơn và tránh va chạm với đối thủ.
Thứ hai, hình dáng của lươn khiến rắn nhầm lẫn. Hình dáng của những con lươn khá giống với một số loài rắn độc. Đây là một kiểu "sao chép có chủ ý" của loài lươn. Điều này khiến cho những con rắn tưởng lầm rằng có loài rắn có độc đang ở xung quanh mình. Vì thế, chúng sẽ chọn cách bỏ đi hoặc giữ khoảng cách.
Thứ ba, mùi đặc biệt của lươn khiến rắn sợ. Những con lươn có một tuyến đặc biệt có chứa các chất dễ bay hơi như axit lươn, có thể gây ra cảm giác cảnh giác và sợ hãi ở loài rắn. Mùi đặc biệt này khiến rắn coi lươn là một mối đe dọa tiềm tàng, từ đó thôi thúc chúng trốn tránh nó.
Thứ tư, do địa hình sinh sống của lươn. Lươn thường sống ở những nơi ẩm ướt như đầm lầy, ao hồ còn rắn thì không. Loài rắn nói chung rất khó thích nghi với môi trường này nên khi tới một nơi không quen thuộc thì tính hiếu chiến của chúng sẽ giảm đi. Nó lo sợ không thể bắt được lươn mà còn bị các loài thiên địch khác tấn công. Do đó, rắn khi nhìn thấy lươn sẽ không vội vàng tấn công chúng.
Thứ năm, xương của lươn rất đặc biệt. Xương của lươn có hai cạnh và rất cứng. Loài rắn nếu ăn phải có thể gặp tình trạng khó tiêu, thậm chí dẫn tới mất cả tính mạng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Lươn bị rắn bùn tấn công và cái kết bất ngờ. (Nguồn: Newsflare)