Viện Hàn lâm Khoa học VN thăm lò đốt rác ông Kiên
Đoàn công tác của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đến thăm sáng chế của ông Bùi Khắc Kiên và sẽ có những biện pháp hỗ trợ
Sự quan tâm của Viện Hàn lâm
Trao đổi với phóng viên chiều ngày 23/7/2014, ông Bùi Khắc Kiên (xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) cho biết trong ngày đã có một đoàn công tác của Viện Công nghệ môi trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đến thăm và tìm hiểu về sáng chế này.
Tối cùng ngày, một thành viên của đoàn công tác xin giấu tên cho biết chuyến làm việc này là một hoạt động nghiên cứu của Viện. Kết quả đánh giá về nghiên cứu chưa thể công bố với báo chí, tuy nhiên, mục đích chính của chuyến đi đã hoàn thành tốt đẹp.
Qua buổi làm việc này, Viện đã hiểu thêm về sáng chế của ông Bùi Khắc Kiên, đoàn cũng đã lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của nhà sáng chế. Viện sẽ tạo điều kiện giúp đỡ những điểm yếu mà ông Bùi Khắc Kiên chưa thể khắc phục.
Nhận xét về sự quan tâm này, ông Bùi Khắc Kiên tỏ ra vui mừng. Ông chia sẻ: “Dù thế nào tôi cũng chỉ là một ông nông dân, nếu được sự quan tâm của các nhà khoa học hàng đầu, tôi tin rằng sáng chế của tôi sẽ hoàn thiện và mang lại lợi ích rất lớn cho quốc gia. Nó hoàn toàn khả thi và phù hợp với môi trường tại Việt Nam.”
Lò đốt rác công suất lớn đang được hoàn thiện
Hiện tại, ông Kiên đã bắt đầu hợp tác xây dựng lò đốt rác quy mô lớn đầu tiên với Hợp tác xã Trường Giang (huyện An Lão, Hải Phòng). Trao đổi với Chủ nhiệm hợp tác xã, ông Đỗ Văn Thuyên cho biết lò đốt mới bắt đầu được xây dựng ba ngày nay, dự kiến trong vòng hai đến ba tuần nữa có thể hoàn thành và đi vào hoạt động.
Chủ nhiệm hợp tác xã này cho biết: “Hiện tại chúng tôi chỉ đặt hàng nhà sáng chế sử dụng công nghệ lò đốt của mình, chưa tính đến nồi hơi hay phát điện gì cả. Chỉ cần lò đốt này đảm bảo thành công, hoạt động hết năng suất là đã mĩ mãn lắm cho công tác môi trường rồi.”
Ông Thuyên chia sẻ, hiện tại tình hình rác thải tại địa phương đang rất phức tạp, không còn có thể xử lý theo hướng chôn rác chờ phân hủy từ 4 năm nay. Địa phương vẫn đang hoạt động xử lý bằng cách đốt với một công nghệ cũ, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó, chi phí để mua công nghệ của nước ngoài, địa phương hoàn toàn không có.
“Sáng chế của ông Kiên thực sự là cứu tinh cho công việc của chúng tôi” – Ông Đỗ Văn Thuyên nhận định.
Hợp tác xã đầu tư toàn bộ chi phí chế tạo, lắp đặt theo yêu cầu của nhà sáng chế là ông Bùi Khắc Kiên. Phía hợp tác xã vẫn chưa thể tính được tổng chi phí cho lò đốt rác này, nhưng sẽ là thấp hơn rất nhiều nếu phải mua một lò đốt công nghệ của nước ngoài, kể cả sản phẩm của Trung Quốc.
Theo thiết kế, lò đốt của ông Kiên sẽ đạt công suất 40 tấn rác thải / ngày, đêm, đảm bảo xử lý môi trường cho ba xã.
Ông Thuyên cho biết thêm, hiện tại hợp tác xã đã sử dụng một dây chuyền phân loại rác cũng do một người dân tại Thanh Hóa sáng chế, nay chúng tôi có thêm sáng chế của ông Kiên. Những sản phẩm của người Việt thế này sẽ mang lại hiểu quả rất tích cực.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Cột tin quảng cáo