Việt Nam giảm dần nhập siêu từ ASEAN
Tho đó, trong giai đoạn 2005-2008, số liệu thống kê trong giai đoạn này cho thấy quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và với các quốc gia thành viên ASEAN ngày càng đạt được sự phát triển khả quan. Trị giá buôn bán hàng hoá hai chiều trong giai đoạn 2005-2008 liên tục tăng cao qua các năm, với tốc độ tăng bình quân khoảng 26%/năm. Cụ thể trong năm 2005, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - ASEAN chỉ đạt 14,91 tỷ USD, trong khi đó con số này của năm 2008 là 29,77 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2005.
Trong năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng trị giá giao thương giữa Việt Nam với tất cả các quốc gia thành viên Tổ chức liên kết khu vực này chỉ đạt con số 22,89 tỷ USD, giảm 24% so với một năm trước đó.
Trong giai đoạn 2010-2012, sau khủng khoảng kinh tế trong năm 2009, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam –ASEAN hồi phục trở lại với mức tăng trưởng 2 con số, tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn này đạt 19%/năm. Cụ thể trong năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN lên đến con số 38,7 tỷ USD.
Trong giai đoạn từ 2013 đến nay, buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và ASEAN vẫn đạt được tăng trưởng dương nhưng có dấu hiệu chậm lại. Cụ thể trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 40,1 tỷ USD, tăng 3,5%; năm 2014 đạt42,85 tỷ USD, tăng 6,9% và tính trong đến 11 tháng từ đầu năm 2015 đạt con số 39,2 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 0,1% so với kết quả thực hiện cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 10 năm qua, Việt Nam luôn nhập siêu trong buôn bán với các nước thành viên ASEAN. Tuy nhiên, do tốc độ tăng xuất khẩu sang ASEAN cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu từ thị trường này nên trong những năm gần đây mức thâm hụt ngày càng thu hẹp lại và tỷ lệ nhập siêu từ ASEAN giảm dần.
Cụ thể, năm 2005 có thâm hụt 3,9 tỷ USD, với tỷ lệ nhập siêu là 70,1%; đến năm 2010 thâm hụt 6 tỷ USD, với tỷ lệ nhập siêu là 57%; năm 2014 thâm hụt 4 tỷ USD, với tỷ lệ nhập siêu giảm xuống còn 20,3%. Trong 11 tháng tính từ đầu năm 2015, do kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 16,8 tỷ USD, giảm 6,3% và kim ngạch nhập khẩu đạt 22,4 tỷ USD, tăng 5,5% nên mức thâm hụt thương mại là 5,6 tỷ USD, tăng % so với cùng kỳ năm 2014 và tỷ lệ nhập siêu là 33,5%.
Theo Tổng cục Hải quan, trước năm 2010, tính chung ASEAN là đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất, chiếm tỷ trọng trên 20% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Về xuất khẩu, là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 3 của các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ sau thị trường Hoa Kỳ và thị trường các nước thành viên Liên minh châu Âu-EU. Còn ở chiều ngược lại, ASEAN là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hoá lớn thứ 2 cho các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Kể từ năm 2010 đến nay, với sự phát triển mạnh của 2 thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc, ASEAN trở thành đối tác lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc).
Về xuất khẩu, ASEAN là thị trường lớn thứ 3 của các doanh nghiệp Việt Nam (sau Hoa Kỳ và EU), ở chiều ngược lại, ASEAN là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hoá lớn thứ 3 cho các doanh nghiệp Việt Nam (sau Trung Quốc và Hàn Quốc).
Tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt Nam với khu vực này luôn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân của cả nước, do đó tỷ trọng giao thương của Việt Nam với khu vực này trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm dần, 11 tháng/2015 giảm xuống từ 20% còn khoảng 13%.
Trước năm 2010, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường ASEAN chủ lực có dầu thô và gạo, đây là 2 nhóm hàng có nhiều biến động về giá nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này chịu ảnh hưởng lớn của giá dầu thô và gạo trên thị trường thế giới. Tổng trị giá xuất khẩu 2 nhóm hàng trên sang thị trường ASEAN chiếm khoảng trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này.
Kể từ năm 2010 đến nay, mặt hàng xuất khẩu sang ASEAN rất đa dạng phong phú. Ngoài 2 nhóm hàng truyền thống dầu thô và gạo xuất sang ASEAN thì các doanh nghiệp ở Việt Nam còn phát triển xuất khẩu sản xuất nhiều nhóm hàng như điện thoại các loại & linh kiện; máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện; sắt thép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng. Ngoài ra, một số sản phẩm xuất khẩu là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam như hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, cao su cũng đã được đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường ASEAN.
Về mặt hàng nhập khẩu, trong nhiều năm qua, chiếm tỷ trọng trên 60% kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN, chủ yếu là những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như: xăng dầu các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; chất dẻo nguyên liệu; giấy; gỗ & sản phẩm gỗ; hàng điện gia dụng & linh kiện; linh kiện & phụ tùng ô tô; hóa chất & sản phẩm hóa chất …
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao