Việt Nam lần đầu có nhà máy nhiệt điện đốt bằng vỏ trấu
Lễ ký ba hợp đồng chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt bằng vỏ trấu đầu tiên ở Việt Nam diễn ra ngày 25/9, gồm hợp đồng Tổng thầu EPC; hợp đồng liên doanh hợp tác giữa Công ty C.H.E (Malaysia) và Công ty cổ phần Nhà máy Điện Hậu Giang; hợp đồng tư vấn giám sát dự án giữa Công ty cổ phần Nhà máy Điện Hậu Giang và Công ty Tư vấn xây dựng Điện 2.
Tổng vốn đầu tư công trình là 31 triệu USD do Ngân hàng EximBank Malaysia và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hỗ trợ. Đây là nhà máy đầu tiên trong dự án xây dựng 20 nhà máy nhiệt điện đốt bằng vỏ trấu tại Việt Nam.
Kỹ thuật, thiết bị dự án được cung cấp bởi 2 đơn vị chính là Torftech LTD (Anh) và ERK EckRohrkessel GmbH (Đức) thông qua nhà thầu chính là Công ty C.H.E cùa Malaysia. Công ty cổ phần Nhà máy Điện Hậu Giang cũng ký hợp đồng vận hành, bảo dưỡng với Công ty CHE Group Sdn Bhd của Malaysia.
Theo ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương, nhà máy nhiệt điện đốt bằng vỏ trấu Hậu Giang là dự án đầu tiên nằm trong kế hoạch xây dựng 20 nhà máy nhiệt điện đốt bằng vỏ trấu trên cả nước. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư xây dựng tại 5 tỉnh gồm: An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ với tổng công suất 200MW.
Ông Nguyễn Thành Nhơn, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang, nhấn mạnh, nhà máy nhiệt điện đốt bằng vỏ trấu Hậu Giang sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng không chỉ cung cấp nguồn năng lượng sạch cho khu vực, mà còn góp phần quan trọng trong bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, bởi lượng trấu dư thừa từ lúa gạo ở khu vực này khá lớn, đang đe dọa môi trường, cuộc sống người dân, đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương.
Nhà máy nhiệt điện đốt bằng vỏ trấu đầu tiên này sẽ tiêu thụ 250 tấn trấu mỗi ngày. Chất thải của nhà máy tiếp tục được sử dụng để sản xuất xi măng cao cấp và chất liệu cách điện. Là vùng sản xuất lúa lớn nhất nước, mỗi năm ĐBSCL thải ra trên 5 triệu tấn trấu. Khi đưa vào hoạt động nhà máy điện trấu sẽ tiêu thụ được 2/5 tổng lượng trấu trên. Dự án khi đi vào vận hành, công trình sẽ góp phần bổ sung nguồn điện quốc gia, bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm cho người dân địa phương
Đại diện Công ty cổ phần Nhà máy Điện Hậu Giang chia sẻ trong vòng 1 năm sau khi khởi công nhà máy đầu tiên này, công ty sẽ tiến hành triển khai ít nhất thêm 6 dự án tương tự tại 4 tỉnh gồm An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. Tiến độ thực hiện các dự án tiếp theo này phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu tại địa phương.
Công ty CP Nhà máy Điện Hậu Giang được thành lập từ ngày 8/5/2008, có trụ sở tại 67 Ngô Quốc Trị, TP Vị Thanh, Hậu Giang. Công ty kinh doanh các ngành nghề như: sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ... ; sản xuất phân bón và hợp chất nitơ; nuôi trồng thủy sản nội địa; kiểm tra và phân tích kỹ thuật; sản xuất, truyền tải và phân phối điện; xay xát và sản xuất bột thô; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá duy nhất trên thế giới không ai bắt được khi còn sống: Dài đến 9m, được yêu thích ở Việt Nam
Top 10 loài động vật dài nhất thế giới: Vị trí số 1 lên tới 55 mét
Vàng đến từ đâu và được hình thành như thế nào?
Top 5 con ‘quái vật’ bí ẩn gây ám ảnh nhất cho người Việt Nam: Con thứ 2 hoàn toàn có thật trên đời!
Einstein là thiên tài nhưng tại sao con trai ông lại mắc bệnh tâm thần?
Người đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố không ngờ về những gì xảy ra sau khi con người chết