Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 24,3 tỷ USD sau 9 tháng
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 9/2015 đạt 27,85 tỷ USD, giảm 2,7% so với tháng trước. Trong đó xuất khẩu là 13,81 tỷ USD giảm 4,6% so với tháng trước và nhập khẩu là 14,03 tỷ USD, giảm 0,7% nên nhập siêu trong tháng 9/2015 là 221 triệu USD.
Như vậy, sau 3/4 chặng đường của năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước là 244,46 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 120,22 tỷ USD, tăng 9,2% và nhập khẩu đạt 124,25 tỷ USD, tăng 15,6% dẫn đến thâm hụt thương mại hàng hóa trong 9 tháng năm 2015 ở mức 4,03 tỷ USD.
Nếu tính xuất nhập khẩu theo loại hình doanh nghiệp thì khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đóng góp chính vào mức tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI trong 9 tháng/2015 đạt 155,34 tỷ USD, tăng 20,8% (tương ứng tăng 26,8 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2014; trong đó kim ngạch xuất khẩu là 81,95 tỷ USD, tăng 20,8% và kim ngạch nhập khẩu là 73,4 tỷ USD, tăng 20,8%.
Khu vực doanh nghiệp trong nước đạt 89,12 tỷ USD, nhỉnh hơn 0,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó kim ngạch xuất khẩu là 38,3 tỷ USD, giảm 9,5% và kim ngạch nhập khẩu là 50,85 tỷ USD, tăng 8,8%.
Với kết quả này, tỷ trọng xuất nhập khẩu của khối các doanh nghiệp FDI trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước ngày càng chiếm ưu thế.
Nếu xét theo thị trường, kết thúc 3 quý/2015, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với hầu hết các châu lục đều tăng so với cùng kỳ năm 2014 (trừ Châu Đại Dương), trong đó tăng mạnh nhất ở Châu Mỹ (tăng 22,1%) và Châu Phi (tăng 17,5%).
Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á 9 tháng/2015 đạt 159,92 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2014 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,4%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ đạt kim ngạch 41,25 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; với châu Âu đạt 34,73 tỷ USD, tăng 11,3%; châu Đại Dương đạt 4,43 tỷ USD, giảm 14,4%; châu Phi đạt 4,12 tỷ USD, tăng 17,5%.
Tính trong khu vực Châu Á, khu vực ASEAN là thị trường Việt Nam xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất với 13,7 tỷ USD. Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường Việt Nam nhập khẩu hàng hóa cao nhất với giá trị 36,7 tỷ USD.
Tính riêng Trung Quốc, đến hết tháng 9 năm 2015, Việt Nam nhập tới 36,7 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, chiếm 30% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, ở chiều ngược lại, chúng ta xuất hàng hóa sang nước này là 12,4 tỉ USD. Như vậy, chỉ riêng thị trường Trung Quốc, Việt Nam nhập siêu tới 24,3 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT