Việt Nam sẽ tự sản xuất được vệ tinh vào năm 2020
Trung tâm vệ tinh quốc gia (VNSC), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) thông báo, 2h48 hôm nay theo giờ Hà Nội, tàu vận tải HTV4 (còn gọi là Konotori4) đã được phóng từ bệ phóng Yoshinobu ở Trung tâm Vũ trụ Tanegashima mang theo vệ tinh siêu nhỏ Pico Dragon của Việt Nam lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). HTV4 dự kiến sẽ đến ISS vào ngày 9/8 tới.
Vệ tinh siêu nhỏ Pico Dragon là sản phẩm được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của VNSC, nó có kích thước 10x10x11,35 cm, khối lượng 1 kg. Pico Dragon có nhiệm vụ chụp ảnh trái đất, đo đạc một số thông số vệ tinh bằng các cảm biến gắn trên vệ tinh, và thử nghiệm thông tin liên lạc với mặt đất.
Dự án nhằm là thúc đẩy việc phát triển ngành công nghệ vũ trụ, đây cũng là bước chuẩn bị đầu tiên trong đào tạo nhân lực cho việc tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất riêng của Việt Nam trong tương lai.
Toàn bộ các bước trong quá trình phát triển vệ tinh từ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp đến thử nghiệm đều được thực hiện tại Việt Nam. Ngoài ra, với sự hỗ trợ từ Nhật Bản, VNSC đã thử nghiệm rung động và thử nghiệm nhiệt tại phòng thí nghiệm Đại học Tokyo và một số thử nghiệm khác tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ JAXA, Nhật Bản nhằm đáp ứng điều kiện môi trường vũ trụ trước khi được phóng. Với kết quả thử nghiệm, JAXA đã xác nhận vệ tinh Pico Dragon đạt đầy đủ điều kiện để đưa lên ISS bằng tàu vận tải HTV4.
Trước khi vào vũ trụ, vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam đã thử nghiệm rung động tại Phòng thí nghiệm của Đại học Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: VNSC
Ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm vệ tinh quốc gia cho biết, việc phóng thành công vệ tinh Pico Dragon vào không gian đánh dấu bước trưởng thành của các kỹ sư, nghiên cứu viên trẻ của trung tâm. Đồng thời đây cũng bước chuẩn bị tiến tới mục tiêu nghiên cứu và phát triển vệ tinh riêng của Việt Nam.
Ngoài nỗ lực của tập thể VNSC, dự án nhận được sự hỗ trợ từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Cục Tần số Vô tuyến điện Việt Nam, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản, Đại học Tokyo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý