Vinh danh nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật
Tại buổi công bố giải thưởng này diễn ra vào 10/3, tại Hà Nội, đại diện Ban tổ chức cho hay, các công trình được xét tặng sẽ bao gồm lĩnh vực khoa học tự nhiên (toán học, khoa học máy tính và thông tin, vật lý, hóa học, các khoa học trái đất và môi trường liên quan, sinh học, khoa học tự nhiên khác); kỹ thuật và công nghệ; y dược và nông nghiệp.
Đối tượng tham gia xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu gồm các nhà khoa học là tác giả của công trình nghiên cứu khoa học cơ bản xuất sắc thuộc các lĩnh vực nói trên.
Cơ cấu giải thưởng gồm từ 1-3 giải và 1 giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) là tác giả của công trình khoa học.
Người đượcc vinh danh sẽ nhận được Bằng chứng nhận của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và tiền thưởng 200 triệu đồng (đối với giải thưởng dành cho tác giả của công trình khoa học), 50 triệu đồng (đối với giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ là tác giả của công trình khoa học).
Để tham gia, các cá nhân nộp hồ sơ đăng ký xét Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho Cơ quan thường trực của giải thưởng là Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ Quốc gia từ nay đến hết ngày 18/4 (mẫu hồ sơ đăng ký được đăng tải trên trang www.nafosted.gov.vn).
Công tác xét duyệt giải thưởng sẽ được tiến hành từ ngày 20/4 đến ngày 15/5. Lễ trao giải sẽ được tổ chức vào tháng Năm.
Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014, Giải thưởng Tạ Quang Bửu được trao cho giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Hữu Việt Hưng (Khoa Toán, Trường Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) với công trình “Các đồng cấu giữa các đại số Dickson-Mùi xem như các Moodun trên đại số Steenrod” và phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Bá Ân (Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) với công trình “Đồng viễn tạo trạng thái lượng tử thông qua các trạng thái W và kiểu W.”/.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang tán tỉnh nhau, 'cỗ quan tài sống' bị chim hồng hoàng tóm được và cái kết đẫm máu
CLIP: Đùa giỡn với rắn hổ mang khổng lồ để quay video, người đàn ông nhận cái kết bi thảm
CLIP: Màn tử chiến bất phân thắng bại của gấu đen và 2 con hổ
Vì sao gà trống gáy đúng giờ? Bí ẩn được khoa học giải mã
CLIP: Linh dương vô tình chọn ngay “tử địa” khi uống nước, cái kết khiến ai cũng bất ngờ
Vì sao Trư Bát Giới nuốt chửng nhân sâm quả không nhai? Sự thật bất ngờ sau hành động tưởng chừng ngốc nghếch