Xã hội số

Những ứng dụng giúp người dân tìm trợ giúp khẩn cấp về lương thực, y tế

DNVN - Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 Quốc gia đã giới thiệu nhiều ứng dụng Make in Việt Nam như Zalo Connect, Giúp tôi, SOSmap… trợ giúp cho những người khó khăn trong thời điểm dịch bệnh hoành hành.

Phạt chủ trang Facebook “Độc Cô Cầu Bại” 7,5 triệu đồng đưa thông tin bịa đặt / Bình Dương: Phạt 5 triệu đồng vì đưa tin sai sự thật về chính sách hỗ trợ người lao động

Ứng dụng công nghệ hỗ trợ người khó khăn tại vùng dịch

Một tính năng mới có tên Zalo Connect đã được triển khai nhằm giúp người dân tìm kiếm sự giúp đỡ khẩn cấp từ cộng đồng về lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm hoặc kết nối nhanh với các bác sĩ để tư vấn từ xa. Zalo Connect được Zalo hoàn thành trong 5 ngày với sự hỗ trợ của Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 Quốc gia. Tính năng này cho phép các cá nhân, tổ chức thiện nguyện dễ dàng tiếp cận được những trường hợp thực sự gặp khó khăn ở gần khu vực sinh sống của mình và tương trợ kịp thời.

 Zalo Connect đã được triển khai nhằm giúp người dân tìm kiếm sự giúp đỡ khẩn cấp từ cộng đồng về lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm hoặc kết nối nhanh với các bác sĩ để tư vấn từ xa

Zalo Connect giúp người dân tìm kiếm sự giúp đỡ khẩn cấp từ cộng đồng về lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm hoặc kết nối nhanh với các bác sĩ để tư vấn từ xa.

Muốn nhận được sự giúp đỡ từ tính năng Zalo Connect, người dùng cần điền đầy đủ thông tin bao gồm họ tên, số điện thoại, địa chỉ vào biểu mẫu tại hạng mục "Tôi cần giúp đỡ". Thông tin ngay lập tức được chia sẻ để tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, người thân trong vòng kết nối và cập nhật trên hệ thống bản đồ để nhận được giúp đỡ từ cộng đồng. Những người sống xung quanh khu vực sinh sống hoặc các tổ chức, nhóm thiện nguyện có thể thấy được thông điệp "cần giúp đỡ" này và trợ giúp tùy theo khả năng. Người dùng cần lưu ý mở tính năng cho phép người lạ liên lạc trên Zalo, đảm bảo rằng lực lượng cứu trợ có thể kết nối nhanh chóng.

Muốn nhận được sự giúp đỡ từ tính năng Zalo Connect, người dùng cần điền đầy đủ thông tin bao gồm họ tên, số điện thoại, địa chỉ vào biểu mẫu tại hạng mục "Tôi cần giúp đỡ"

Muốn nhận được sự giúp đỡ từ tính năng Zalo Connect, người dùng cần điền đầy đủ thông tin bao gồm họ tên, số điện thoại, địa chỉ vào biểu mẫu tại hạng mục "Tôi cần giúp đỡ"

Những trường hợp có nhu cầu nhận hỗ trợ sau đó có thể nhận được các sản phẩm bao gồm lương thực (gạo, trứng, thịt cá, rau củ, bánh mì, mì tôm, lương khô...), nhu yếu phẩm (giấy vệ sinh, bột giặt, quần áo...), vật dụng y tế (thuốc, cồn, dung dịch kháng khuẩn, khẩu trang y tế...).

 

Ở chiều ngược lại, với những cá nhân, tổ chức thiện nguyện muốn giúp đỡ người gặp khó khăn chỉ cần nhấp vào tùy chọn "Tôi muốn giúp đỡ". Giao diện sẽ hiện ra danh sách hoặc bản đồ những trường hợp cần giúp đỡ quanh khu vực sinh sống với đầy đủ thông tin cá nhân, địa chỉ, yêu cầu trợ giúp...

Đặc biệt, nhờ tính năng Zalo Connect, người dân sẽ được thực hiện tư vấn y khoa từ xa tại mục "Tư vấn y khoa". Tại đây có một danh sách đội ngũ bác sĩ tình nguyện chuyên môn cao được bổ sung liên tục vào hệ thống nhằm kịp thời trợ giúp người dân.

Theo thông tin từ Zalo Connect, có đến 93% yêu cầu hỗ trợ của người dân liên quan đến vấn đề lương thực, 24% yêu cầu cần tới nhu yếu phẩm, 8% muốn có thuốc men và 7% cần bác sĩ tư vấn về sức khỏe. Từ khi được triển khai, đã có hơn 130.000 yêu cầu cứu trợ được gửi tới, chứng tỏ Zalo Connect là công cụ rất thiết thực nhằm hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 lan rộng.

Hiện Zalo Connect đã triển khai ở 5 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, TP.HCM, Long An, Đồng Nai và Bình Dương và đang được cập nhật nhằm hỗ trợ tối đa cho người dân. Sắp tới, nền tảng sẽ tiếp tục được mở rộng sang các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Thời gian tới, Zalo dự kiến có thêm công cụ cho phép những nhà hảo tâm có thể cập nhật xem trường hợp nào đã nhận được sự hỗ trợ nhằm phân bổ nguồn lực cộng đồng hợp lý.

 

Trước đó, ngày 9/8, nền tảng kết nối cộng đồng “Giúp tôi!” đã ra mắt trên hai kho ứng dụng iOS và Android. “Giúp tôi!” là một nền tảng hoàn toàn miễn phí với mục đích chung tay hỗ trợ người dân Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, được khởi xướng bởi liên minh 4 đơn vị gồm: Công ty STEAM for Việt Nam, Công ty Got It! Việt Nam, Công ty Kompa Group và Công ty Filum.

Nền tảng “Giúp tôi!” góp phần giảm tải cho các cơ sở y tế bằng cách huy động mạng lưới chuyên gia y tế ở khắp mọi nơi trợ giúp cho những bệnh nhân nhẹ hoặc những trường hợp tiếp xúc gần. Các y bác sĩ có thể tham gia chống dịch từ xa thông qua việc hỗ trợ bệnh nhân nhẹ tại các điểm nóng. Khi người dùng muốn tư vấn có thể gửi thẳng yêu cầu lên nền tảng Giúp tôi! từ điện thoại thông minh, hệ thống sẽ tìm một chuyên gia y tế phù hợp và kết nối với người dùng. Bác sĩ và người dùng có thể trao đổi với nhau qua chat hoặc cuộc gọi video.

Zalo vẫn đang tiếp tục hoàn thiện tính năng này để bác sĩ có thể đăng ký vào đội ngũ tình nguyện hỗ trợ người bệnh, đồng thời cung cấp công cụ giúp bác sĩ nhanh chóng xác định các trường hợp cần ưu tiên.

Ứng dụng tương tự có tên bản đồ SOSmap cũng giúp rất nhiều nhà hảo tâm kết nối thành công với những trường hợp gặp khó khăn và có nhu cầu giúp đỡ trong mùa dịch COVID-19 trên cả nước.

Những “hạt sạn” cần được loại bỏ

 

Trên thực tế đang diễn ra một thực trạng đáng buồn liên quan đến tính năng mới của Zalo. Thay vì những tin hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, tư vấn y tế từ xa thì Zalo Connect lại bị nhiều người đem ra tìm người yêu, tìm người trò chuyện cho “đỡ buồn” khi nghỉ chống dịch; hoặc có những đòi hỏi vô lý như: “cần tương trợ gấp một đĩa tôm hùm, cua hoàng đế hay bò Kobe”… gây ảnh hưởng đến quá trình kết nối giữa các nhà hảo tâm và hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ.

Zalo Connect lại bị nhiều người đem ra tìm người yêu, tìm người trò chuyện cho “đỡ buồn” khi nghỉ chống dịch;

Zalo Connect lại bị nhiều người đem ra tìm người yêu, tìm người trò chuyện cho “đỡ buồn” khi nghỉ chống dịch.

Điều này thể hiện sự thiếu ý thức của một bộ phận người trẻ trong giai đoạn cả nước căng mình chống dịch. Họ đã mang một tính năng có ích với cộng đồng làm trò giải trí, đùa giỡn gây nhiễu loạn thông tin.

 

Tuy việc tạo những bài đăng này không vi phạm pháp luật nhưng nó khiến số lượng các điểm ghim nhiều hơn, gây khó khăn và mất thời gian cho nhà hảo tâm muốn giúp đỡ người khó khăn thực sự.


Tuệ Nhi
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm